Sơ yếu lý lịch là một trong những giấy tờ quan trọng và thường được nộp kèm khi xin việc nhằm thể hiện lý lịch cá nhân của một người. Các thông tin trong sơ yếu lý lịch bao gồm tên, tuổi, ngày sinh, nơi sinh, tên cha, tên mẹ và các thông tin khác như trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp… giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên. Liên quan đến nơi sinh, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách ghi nơi sinh trong sơ yếu lý lịch như thế nào? Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn pháp lý ra sao? Giấy khai sinh không ghi quê quán phải làm gì? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Cách ghi nơi sinh trong sơ yếu lý lịch như thế nào?
Anh T sắp tới dự định sẽ nộp hồ sơ thi vào cơ quan thuế. Trong quá trình chuẩn bị giấy tờ, anh T được cơ quan thuế yêu cầu cung cấp sơ yếu lý lịch để khai rõ nhân thân. Khi đang điền sơ yếu lý lịch, anh T băn khoăn không biết mục nơi sinh phải ghi như thế nào. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách ghi nơi sinh trong sơ yếu lý lịch như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Tại Điều 31 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định cách ghi Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh, như sau:
1. Họ, chữ đệm, tên của người được khai sinh phải ghi bằng chữ in hoa, có dấu.
2. Ngày, tháng, năm sinh của người được khai sinh được ghi bằng số và bằng chữ.
3. Mục Nơi sinh được ghi như sau:
a) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) thì ghi tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.
b) Trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế, bao gồm trường hợp sinh tại nhà, sinh trên phương tiện giao thông, trên đường, trong trại tạm giam, trại giam hoặc tại địa điểm khác thì ghi địa danh hành chính thực tế, nơi trẻ em sinh ra (ghi đủ 3 cấp đơn vị hành chính).
c) Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài thì Nơi sinh được ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại quốc gia liên bang thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó.
d) Trường hợp đăng ký lại khai sinh mà không xác định được đầy đủ thông tin về nơi sinh thì mục Nơi sinh ghi cấp tỉnh nếu sinh tại Việt Nam hoặc tên quốc gia nếu sinh ở nước ngoài (ví dụ: tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Hoa Kỳ).
4. Mục Nơi cư trú được ghi như sau:
a) Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú, thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
b) Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.
5. Mục Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh phải ghi rõ: tên loại giấy tờ, số, cơ quan cấp, ngày cấp giấy tờ đó.
6. Mục Nơi đăng ký khai sinh phải ghi đúng tên cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định của Luật hộ tịch, cụ thể như sau:
a) Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thì phải ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp (xã, huyện, tỉnh).
b) Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì phải ghi địa danh hành chính 2 cấp (huyện, tỉnh).
c) Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì ghi tên của Cơ quan đại diện.
7. Trường hợp cha hoặc mẹ của người được khai sinh là người nước ngoài thì ghi tên người đó theo đúng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.
8. Tên địa danh, tên quốc gia nước ngoài được viết theo tên đã được phiên âm sang tiếng Việt (ví dụ: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Kỳ….); trường hợp không có phiên âm tiếng Việt thì viết theo phiên âm La-tinh (ví dụ: Osaka; New York….).
9. Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này tại mặt sau của Giấy khai sinh sử dụng để ghi chú nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; ghi các thông tin hộ tịch thay đổi theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi thực hiện cần ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành ghi chú, thông tin hộ tịch có sự thay đổi và tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày, tháng, năm cấp giấy tờ là căn cứ để thực hiện việc ghi chú.
10. Việc hướng dẫn ghi họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm, nơi cư trú, giấy tờ tùy thân, nơi đăng ký, địa danh, quốc gia, phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này tại Điều này được áp dụng để ghi thống nhất trong các Sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch khác.
Theo đó, trường hợp con của bạn được sinh tại bệnh viện thì Mục Nơi sinh phải ghi tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.
Như vậy, cách ghi đúng trong trường hợp này sẽ là “Bệnh viện Chợ Rẫy, phường 12, quận 5, thành phồ Hồ Chí Minh”.
Giấy khai sinh không ghi quê quán phải làm gì?
Anh M dự định sẽ nộp hồ sơ xin việc vào một cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh N. Khi đang viết sơ yếu lý lịch và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, anh M phát hiện giấy khai sinh mình không ghi quê quán nên không biết phải điền vào sơ yếu lý lịch thế nào. Vậy trong tình huống này, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Giấy khai sinh không ghi quê quán phải làm gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Quê quán là thông tin cần hoàn thiện để cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ tịch, dân cư, cư trú được đầy đủ, chính xác. Giấy khai sinh là giấy tờ gốc thể hiện thông tin này. Vậy nếu giấy khai sinh của Quý vị không có ghi quê quán thì phải làm như thế nào?
Trong trường hợp thiếu thông tin về quê quán, tức là thông tin hộ tịch, theo đó, khi thiếu thông tin về quê quán, Quý vị có thể bổ sung thông tin hộ tịch theo các quy định tại các Điều 27 và 29 Luật Hộ tịch 2014, cụ thể như sau:
Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Điều 29. Thủ tục bổ sung hộ tịch
1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.
Mời bạn xem thêm: Mẫu giấy xác nhận thu nhập tại công ty
Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn pháp lý ra sao?
Sơ yếu lý lịch là giấy tờ thể hiện khái quát các thông tin cơ bản về xuất thân của một người. Khi làm sơ yếu lý lịch, cá nhân có thể viết tay hoặc đánh máy tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng hoặc cơ quan cấp phép. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn pháp lý ra sao, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Thông thường, bản sơ yếu lý lịch đã được in sẵn trong bộ hồ sơ xin việc. Dưới đây là một số lưu ý khi viết loại giấy tờ này.
Cách điền thông tin cá nhân
– Họ và tên: Cần viết đúng họ tên khai sinh, viết in hoa rõ ràng.
– Giới tính: Điền đúng như trong giấy khai sinh
– Ngày sinh: Viết đúng như trên chứng minh nhân dân/CCCD
– Dân tộc: Điền chính xác dân tộc của mình, nếu là con lai thì ghi quốc tịch bố mẹ.
– Tôn giáo: Nếu không theo tôn giáo nào thì điền “Không”
– Nguyên quán: Thông thường là nơi sống của ông bà nội, cha của người khai.
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Viết rõ địa chỉ như trên sổ hộ khẩu.
– Nơi ở hiện tại: Có thể trùng với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Trường hợp đang ở trọ thì điền nơi ở trọ vào.
– Số điện thoại: Điền số điện thoại tiện liên lạc nhất.
– Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: Có thể điền thông tin của bố mẹ, anh chị em ruột.
– Bí danh: Nếu không có thì bỏ qua.
Cách điền thông tin nhân thân trong sơ yếu lý lịch
– Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Nông dân, công chức hoặc viên chức.
– Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Ghi rõ họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi ở của các thành viên trong gia đình.
Cách điền thông tin học vấn, trình độ chuyên môn
– Trình độ văn hóa: Nếu tốt nghiệp THPT, bạn ghi 12/12 chính quy (bổ túc văn hóa); nếu tốt nghiệp đại học: Ghi “Cử nhân”.
– Trình độ ngoại ngữ: Ghi chứng chỉ mà bạn hiện có.
– Ngày kết nạp Đảng: Nếu đã vào Đảng thì điền ngày như trong thẻ Đảng viên, nếu không thì bỏ qua.
– Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Điền nghề nghiệp hoặc chuyên ngành bạn đã được đào tạo.
– Quá trình hoạt động của bản thân: Mục này cần chọn lọc kỹ thông tin, nêu tóm tắt những kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển.
– Khen thưởng/ Kỷ luật: Điền thông tin nếu có.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách ghi nơi sinh trong sơ yếu lý lịch như thế nào?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Bạn nên tự viết sơ yếu lý lịch của mình theo những hướng dẫn đã được chia sẻ ở trên. Đó là cách tốt nhất để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hay cơ quan cấp phép. Bạn cũng sẽ có cơ hội để phát triển bản thân và nâng cao kỹ năng viết của mình.
ơ yếu lý lịch là một tài liệu quan trọng để giới thiệu về bản thân trong quá trình tìm kiếm việc làm. Để viết một bản sơ yếu lý lịch tốt nhất, bạn cần lưu ý các điểm sau:
– Bạn nên chọn một mẫu sơ yếu lý lịch phù hợp với vị trí bạn muốn ứng tuyển. Có nhiều mẫu sơ yếu lý lịch khác nhau cho các loại hình công việc, học bổng, cán bộ công chức, tiếng Anh…
– Bạn nên điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân, gia đình, học tập và làm việc của bạn. Bạn cần viết rõ ràng, súc tích, không lan man hay khoe khoang. Bạn cũng nên liệt kê và làm nổi bật những thành tựu, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển.
– Bạn nên trình bày sơ yếu lý lịch một cách sạch sẽ, khoa học và logic. Bạn có thể viết tay hoặc đánh máy, tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng hay cơ quan cấp phép.
– Nếu viết tay, bạn nên dùng bút mực đen hoặc xanh, không tẩy xóa, không gạch ngang.
– Nếu đánh máy, bạn nên dùng phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12 hoặc 13, canh lề đều hai bên.