Chào Luật sư X, tôi hiện đan thường trú tại Đà Lạt, gia đình tôi kinh doanh về mô hình nông sản sạch đã lâu và có tiếng tài Đà Lạt, theo mô hình rau trồng tại vườn sau đó bán và phân phối cho các chợ đầu mối từ đó có các đối tác và khách hàng bền vững. Nhận thấy mô hình nông sản sạch này càng được ưa chuộng nên tôi muốn mở rộng kinh doanh một cách hiệu quả hơn, vì thế tôi muốn thành lập hộ kinh doanh. Vậy cách đăng ký hộ kinh doanh cá thể hiện nay là gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.“
Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Đặc điểm hộ kinh doanh cá thể
Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đặc điểm hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
- Hộ kinh doanh cá thể sẽ không có tư cách pháp nhân so với các loại hình doanh nghiệp khác;
- Đối tượng đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình/cá nhân/thành viên hộ kinh doanh đều phải là người có quốc tịch Việt Nam;
- Hộ kinh doanh cá thể có quyền kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng bắt buộc đăng ký một trụ sở chính tại một địa điểm duy nhất;
- Hộ kinh doanh cá thể không có giới hạn về số lượng lao động được sử dụng;
- Hộ kinh doanh cá thể có quyền thuê người quản lý việc kinh doanh;
- Những loại thuế HKD cá thể cần nộp bao gồm: Thuế giá trị gia tăng; Thuế Thu nhập cá nhân; Thuế môn bài;
- Hộ kinh doanh cá thể chỉ được dùng hoá đơn bán hàng, không được dùng hoá đơn đỏ (hoá đơn VAT).
Ai được thành lập hộ kinh doanh cá thể?
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Lưu ý:
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
(Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Hồ sơ thành đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Một bộ hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký hộ kinh doanh kèm Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung;
- Bản sao công chứng CCCD/CMND/Hộ chiếu vẫn còn hiệu lực của cá nhân làm đăng ký thành lập hộ kinh doanh;
- Bản sao công chứng biên bản họp thành viên hộ gia đình trong việc thành lập hộ kinh doanh;
- Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề với một số ngành nghề có yêu cầu;
- Bản sao công chứng văn bản xác nhận vốn pháp định từ cơ quan có thẩm quyền với một số ngành nghề có yêu cầu;
- Giấy công chứng thỏa thuận thuê, mượn, hợp đồng thuê, mượn mặt bằng kinh doanh; Giấy thỏa thuận thuê, mượn, hợp đồng thuê, mượn mặt bằng không có công chứng thì nộp kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn với bên cho thuê, mượn mặt bằng.
Cách đăng ký hộ kinh doanh cá thể đơn giản năm 2023
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể (theo mục 3.1) gồm giấy phép kinh doanh hộ cá thể mới nhất
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền
Chủ hộ kinh doanh trực tiếp nộp hồ sơ/uỷ quyền nộp hồ sơ đến cá nhân, tổ chức tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc UBND huyện/quận nơi đăng ký địa điểm kinh doanh chính của HKD.
Bước 3: Xét duyệt, bổ sung và nhận kết quả đăng ký hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh chờ tin từ chuyên viên xét duyệt và bổ sung giấy tờ nếu có yêu cầu.
Hồ sơ được xử lý và được xét duyệt bởi lãnh đạo phòng, sau đó chuyển sang lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt, cuối cùng chuyển đến Bộ phận tiếp nhận rồi trả cho hộ kinh doanh.
Sau khi nhận giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế và chính thức được hoạt động cá thể.
Thời hạn giải quyết và chi phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể
*Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh
- Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh được cấp cho người đăng ký trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp cùng với lệ phí đúng quy định;
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho cá nhân nội dung cần chỉnh sửa/bổ sung dưới dạng văn bản;
- Nếu sau 03 ngày làm việc, cá nhân hộ kinh doanh không nhận được thông báo sửa đổi/bổ sung hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật.
- *Lệ phí thành lập hộ kinh doanh cá thể: 100.000 đồng
Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể online
Bước 1: Truy cập đăng ký trực tuyến trên website “Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến“;
Bước 2: Chọn điền “đăng ký hộ kinh doanh”, nhận thủ tục đăng ký hộ kinh doanh;
Bước 3: Nhập thông tin hộ kinh doanh
- Thông tin chủ hộ kinh doanh
- Tên hộ kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh…
- Đăng tải kèm giấy tờ các bản online
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể online
Sau nộp hồ sơ, người đăng ký theo dõi tình trạng hồ sơ bằng mã số tra cứu, thời gian xét duyệt hồ sơ là 03 ngày kể từ ngày nộp.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Cách đăng ký hộ kinh doanh cá thể đơn giản năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Hồ sơ đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Cá nhân có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể dù không có hộ khẩu tại nơi đăng ký. Bạn có thể thành lập hộ kinh doanh bình thường, nếu như chứng minh có quyền sử dụng địa điểm thành lập hộ kinh doanh hợp pháp: hợp đồng thuê, mượn nhà/địa điểm kinh doanh và giấy tờ công chứng nhà đất thuê.
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
(Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về số vốn điều lệ tối đa/tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Tuỳ vào khả năng tài chính và quy mô và ngành nghề hộ kinh doanh hoạt động.