Xin chào Luật sư X. Em tên là Huỳnh Anh, hiện em là sinh viên năm nhất, khoa Luật tại một trường Đại học C. Hiện tại, em đã kết thúc học kỳ 1 và đang bắt đầu học kỳ 2. Em đã được làm quen và tiếp xúc Bộ môn Luật hình sự và cảm thấy thích thú đối với những vấn đề liên quan về tội phạm. Hôm nay, em có đọc qua và tìm hiểu trước về chủ đề đe dọa giết người. Cuối trang sách có đặt câu hỏi các yếu tố nào cấu thành tội đe dọa giết người. Tuy nhiên em chưa hiểu yếu tố cấu thành tội phạm trong BLHS là gì? Vậy nên rất mong được Luật sư hồi đáp về: Những yếu tố nào cấu thành tội phạm? Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người? Em xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người theo BLHS 2015” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015
- Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ.
Đe dọa là gì?
Đe dọa là hành vi uy hiếp tinh thần của người khác thông qua việc thông báo trước hành vi của mình. Việc đe dọa được truyền tải đến người bị đe dọa bằng những cách khác nhau. Những việc đó bao gồm: sẽ làm hoặc không làm việc bất lợi cho họ hoặc cho người thân thích của họ. Nếu như người đó không thực hiện các yêu cầu, đòi hỏi đó thì sẽ nhận được các hành vi đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, tài sản.
Nội dung của việc đe dọa rất đa dạng như: đe dọa dùng vũ lực, đe dọa tố giác, đe dọa hủy hoại tài sản…
Hình thức đe dọa có thể trực tiếp, qua thư, qua điện thoại… Các đòi hỏi của kẻ đe dọa có thể là đòi giao tài sản, đòi cho được giao cấu…
Đe doạ cũng có thể là thủ đoạn làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nhất định. ( Ví dụ: thông qua việc đe dọa, làm cho người bị đe dọa không dám snois ra sự thật khách quan…)
Hành vi đe dọa với nội dung cụ thể có thể cấu thành tội độc lập. Việc đe dọa tước đoạt tính mạng người khác có thể cấu thành tội đe dọa giết người.
Những yếu tố nào cấu thành tội phạm?
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong Luật hình sự. Mỗi loại tội phạm cụ thể (giết người, cướp tài sản đe dọa giết người,…) đều được nhà làm luật quy định các dấu hiệu có tính đặc trưng cho loại tội phạm đó. Cấu thành tội phạm có 2 đặc điểm:
- Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm đều do luật quy định: Được quy định trong phần chung và phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự. Phần chung quy định những vấn đề chung của tất cả các tội phạm, để phần cụ thể không phải nhắc lại mà chỉ nhắc đến những phần đặc trưng.
- Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm có tính đặc trưng: cấu thành tội phạm là khái niệm pháp lý về tội phạm cụ thể nên đòi hỏi phải vừa có tính khái quát vừa phản ánh nội dung của 4 yếu tố và đủ để phân biệt tội này với tội khác (khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm).
Phân loại theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh:
- Cấu thành tội phạm cơ bản: là cấu thành tội phạm mà trong đó chỉ có dấu hiệu định tội, chỉ quy định dấu hiệu cơ bản
- Cấu thành tội phạm giảm nhẹ: là cấu thành tội phạm mà ngoài các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm cơ bản còn có thêm dấu hiệu làm cho mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội giảm xuống 1 cách đáng kể.
- Cấu thành tội phạm tăng nặng: ngược lại với cấu thành tội phạm giảm nhẹ
Cấu thành tội phạm tăng nặng/giảm nhẹ trước hết phải bao gồm cấu thành tội phạm cơ bản. Mức nào là đáng kể cần phải chuyển khung, tăng hình phạt là do nhà làm luật quy định. Nếu tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ không đáng kể thì chưa chuyển khung hình phạt mà chỉ thay đổi trong khung hình phạt đó.
Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm:
- Cấu thành tội phạm hình thức: là cấu thành tội phạm mà trong mặt khách quan chỉ có hành vi khách quan của tội phạm.
- Cấu thành tội phạm vật chất: là cấu thành tội phạm mà trong mặt khách quan có cả hành vi khách quan của tội phạm và có hậu quả.
Việc xác định này là rất quan trọng để xác định xem tội phạm bao giờ được hoàn thành, thời điểm này là dựa vào cấu thành tội phạm là hình thức hay vật chất.
Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về nội dung tội đe dọa giết người?
Căn cứ theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về hành vi đeo dọa giết người như sau.
Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người theo BLHS 2015
Khách thể: Yếu tố đầu tiên phải kể đến là khách thể của tội đe dọa giết người. Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Cần xác định những quan hệ quan trọng cần bảo vệ để đưa ra hình phạt nếu xâm phạm. Ở đây khách thể cấu thành tội đe dọa giết người là tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.
Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, con người có thể truy giác được. Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội của cá nhân, hoặc pháp nhân thương mại bị luật hình sự coi là tội phạm. Hình thức thể hiện của hành vi: hành động hoặc không hành động
- Hành động phạm tội là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể đã làm 1 việc mà pháp luật cấm làm.
- Không hành động phạm tội: là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm 1 việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm. Ví dụ: không cứu giúp người khác.
Hành vi khách quan này gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Tức là những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Chỉ hậu quả gây ra cho khách thể của tội phạm mới được đề cập trong cấu thành tội phạm.
Ở đây, hành vi đe dọa giết người là hành vi trái pháp luật. Hành vi đe dọa này có thể thực hiện bằng lời nói, cử chỉ hoặc bằng hành động nhưng không nhằm mục đích giết người bị hại mà chỉ nhằm làm người bị hại phải lo lắng, sợ hãi. Từ đó hình thành trong tư tưởng rằng người phạm tội sẽ thực hiện hành vi giết người bị hại như đã đe dọa.
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Cá nhân là chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi người đó có năng lực trách nhiệm hình sự.
Năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân, đây là dấu hiệu quan trọng để xác định một hành vi nào đó có phải là tội phạm hay không và chủ thể thực hiện hành vi đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người như thế nào, trong Bộ luật hình sự 2015 chỉ quy định người không có năng lực trách nhiệm hình.
Như vậy theo phương pháp loại trừ nếu không thuộc trường hợp không có năng lực trách hình sự là có năng lực trách nhiệm hình sự. Vấn đề năng lực nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại không được đề cập trong Bộ luật hình sự 2015, nhưng chỉ quy định pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm.
Dựa vào năng lực pháp luật của pháp nhân được ghi nhận tại Bộ luật dân sự 2015 thì có thể coi pháp nhân thương mại cũng có năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực này xuất hiện khi pháp nhân thương mại được thành lập và mất đi khi pháp nhân thương mại đó giải thể hoặc phá sản.
Năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân không thể xem xét dưới giác độ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi được mà xem xét dưới giác độ khả năng mà pháp luật quy định pháp nhân thương mại phải tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự để gánh chịu trách nhiệm pháp lý hình sự.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, còn mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao hàm nhiều nội dung khác nhau và trả lời các câu hỏi:
- Cái gì thúc đẩy con người thực hiện hành vi nguy hiểm?
- Người thực hiện hành vi đó để nhằm mục đích gì?
- Thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi phạm tội và đối với hậu quả của hành vi đó ra sao?
Trong mặt chủ quan của tội phạm thì:
- Lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có của tất cả các cấu thành tội phạm: người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là đe dọa người bị hại, làm cho người bị hại lo sợ có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa. Mặc dù thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng mong muốn hậu quả đó xảy ra.
- Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của mọi tội phạm mà chỉ là dấu hiệu bắt buộc của một số tội phạm cụ thể.
- Động cơ và mục đích phạm tội có thể là tình tiết định khung của cấu thành tội phạm ở một số tội phạm cụ thể.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa người bị tố giết người Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người theo BLHS 2015” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ làm sổ đỏ bao nhiêu tiền. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn thừa kế gồm những gì theo quy định năm 2023?
- Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- Cách xác định các trường hợp chấm dứt hôn nhân năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Đối với 02 người trở lên;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
Đối với người dưới 16 tuổi;
Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Cần đánh giá tác động tâm lý tiêu cực của hành vi đe dọa làm ảnh hưởng đến tâm lý của người bị đe dọa.
Qua đó có thể đánh giá tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nói trên, từ đó đưa ra cách giải quyết cụ thể, triệt để nhằm đảm bảo an toàn cho người bị đe dọa. Những tình tiết được đưa ra để đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc:
– Nội dung và hình thức đe dọa;
– Thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra;
– Sự tương quan về lực lượng giữa người đe dọa và người bị đe dọa;
– Thái độ và xử sự của người bị đe dọa sau khi họ bị đe dọa…
Tội đe dọa giết người không bị phạt hành chính vì đây là hành vi cấu thành tội phạm và phải bị chịu trách nhiệm hình sự.