Chào Luật sư, Bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, dạo gần đây tôi có theo thời sự và thấy có một số vụ liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia và cảm thấy khá thấy vọng về những người này. Luật sư cho tôi hỏi Các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia để tôi có thể tìm hiểu thêm và học hỏi. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Xâm phạm an ninh quốc gia là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Luật An ninh quốc gia, an ninh quốc gia gồm nội dung an ninh trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, đối ngoại, trật tự an toàn xã hội,… và được hiểu là sự ổn định, phát triển về mọi mặt: Dân cư, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khả năng phòng thủ đất nước, sự đảm bảo an toàn, chủ quyền quốc gia…
Trong đó, bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Như vậy, có thể hiểu xâm phạm an ninh quốc gia là các hành vi xâm phạm đến sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Dấu hiệu cấu thành Tội xâm phạm an ninh quốc gia
Dưới đây là dấu hiệu chung Tội xâm phạm an nin quốc gia:
– Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia:
Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là xâm phạm vào an ninh chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: Xâm hại sự tồn tại của chính quyền nhân dân, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân… Theo đó, khách thể trực tiếp của mỗi loại tội phạm được cụ thể trong từng điều luật.
Ví dụ: Khách thể của Tội phản bội Tổ quốc là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…
– Mặt khách quan của các tội xâm phạm an ninh quốc gia:
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia được biểu hiện bằng những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các khách thể nêu trên. Đa số các tội xâm phạm an ninh quốc gia được thực hiện bằng hành động và có cấu thành tội phạm hình thức.
Ví dụ: Tội phản bội Tổ quốc, Tội hoạt động nhằm lật đổ chỉnh quyền nhân dân…
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số tội phạm có cấu thành vật chất như Tội khủng bố…
– Mặt chủ quan của Tội xâm phạm an ninh quốc gia:
+ Về yếu tố lỗi: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức được rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước hành vi đó có thể làm suy yếu hoặc lật đổ chính quyền nhân dân nhưng vẫn mong muốn thực hiện.
+ Mục đích: Chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tất cả các tội phạm trong nhóm tội này. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có mục đích chống lại hoặc làm suy yếu chính quyền nhân dân.
+ Đông cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội xâm phạm an ninh quốc gia và có thể khác nhau đối với mỗi loại tội phạm.
Các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia
Bản án hình sự sơ chung thẩm số 01/HSSCT ngày 01, 02, 03/12/1987 của Tòa Hình sự – Tòa án nhân dân tối cao.
Về việc Hoàn Cơ Minh và đồng bọn phản bội Tổ quốc và hoạt động phỉ
Nội dung: Sau chiến thắng lịch sự của quân đội ta mùa xuân năm 1975, Hoàng Cơ Minh cùng đồng bọn đứng lên tổ chức phản cách mạng nhằm chống lại Cách mạng Việt Nam. Ngày 30/4/1980, tại Caliphonia (Mỹ) Minh và đồng bọn dựng lên “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” và “Việt Nam Canh Tân Cách mạng Đảng” (Đảng Việt Tân) vạch kế hoạch chống lại Nhà nước XHCN Việt Nam. Trong vụ án này Hoàng Cơ Minh là tên chủ mưu cầm đầu chỉ huy với bản chất là tên phản cách mạng, làm tay sai đắc lực cho chủ nghĩa đế quốc, là tên cầm đầu tổ chức cách mạng, trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động. Ngày 28/08/87 trên đường xâm nhập vào Việt Nam Hoàng Cơ Minh đã bị lực lượng bộ đội nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam tiêu diệt. Trong số đồng phạm của Hoàng Cơ Minh có 18 tên bị truy tố trước phiên tòa.
Bản án sơ chung thẩm số 01/HSSCT tuyên: Các bị cáo Đinh Văn Bé, Trần Đế, Đỗ Bạch Thổ, Danh Chánh (Lý Minh Chánh), Nguyễn Văn Bình, Lý Hồ, Lê Bảo, Nguyễn Tân Khỏe, Đỗ Xuân Trường, Trần Hữu Công, Phạm Hoàng Lê, Tất Tân, Thạch Sên Ly, Bùi Hùng Thúy, Trần Văn Náo, Tô Văn Hải, Đặng Quốc Hùng, Trần Khánh Linh đều phạm tội phản bội tổ quốc và hoạt động phỉ.
Bản án hình sự sơ chung thẩm số 02/88/SCTngày 29-30/11/1988 của Tòa án phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh
Về việc Hoàng Cơ Minh và đồng bọn “phản bội Tổ quốc và hoạt động phỉ”
Bản án hình sự sơ chung thẩm số 02/88/SCT tiếp tục xét xử đồng bọn của Hoàn Minh Cơ và tuyên bố: Bị cáo Đỗ Thành Nhân, Trần Văn Sợi, Lâm Thành Tông, Thạch Cheng, Huỳnh Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Cơ, Nguyễn Hoàng Công, Danh Đon, Trần Bá Thanh, Đoàn Văn Thuận, Nguyễn Tấn Minh, Nguyễn Thành Nam, Trần Văn Sơn, Trần Văn Lắm, Võ Kỳ Phát, Nguyễn Văn Điệu, Bùi Minh Thảo, Nguyễn Văn Thạch, Nguyễn Hồng Nam Trần Văn Chính, Trần Anh Minh, Trần Ngọc Thảo, đều phạm hai tội phản bội Tổ quốc và hoạt động phỉ.
Bản án số 383/2008/HSST ngày 13/5/2008 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Về việc các bị cáo Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Hải, Nguyễn Thế Vũ phạm tội “Khủng bố”.
Nội dung: Các bị cáo nêu trên theo sự phân công, sắp xếp của Hoàng Minh Cơ đã thực hiện hàng loạt hành vi chống phá Việt Nam, phục vụ cho ý đồ nguy hiểm của tổ chức khủng bố Việt Tân nhằm khủng bố uy hiếp nhân dân tiến đến xóa bỏ chính quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Bản án sơ thẩm tuyên: Bị cáo Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Hải, Nguyễn Thế Vũ phạm tội “Khủng bố”.
Bản án số 109/2018/HSST ngày 16/4/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh thành phố Hồ Chí Minh
Về việc Bị cáo Nguyễn Hoàng D là cán bộ Đội C, Phòng B, cục KTNV – Bộ Công an có hành vi phạm tội “Gián điệp” và “Cưỡng đoạt tài sản”.
Nội dung: Bị cáo Nguyễn Hoàng D do đánh bạc thua hết tiền nên đã có hành vi thực hiện nhắn tin đe dọa, uy hiếp tinh thần của ông Dương Danh K nhằm chiếm đoạt tiền, cùng thời gian này bị cáo đã có hành vi liên lạc với các cá nhân, tổ chức nước ngoài để nhằm cung cấp các tài liệu nghiệp vụ của cơ quan Công an thuộc danh mục tài liệu “mật” mà bị cáo đã sao chép vào đĩa CD từ việc lấy cắp các thông tin lưu trữ trong máy tính của cơ quan Công an nơi bị cáo công tác nhằm bán các tài liệu này cho các tổ chức, cơ quan nước ngoài để lấy tiền đánh bạc, nhưng chưa bán được thì bị bắt.
Bản án tuyên sơ thẩm tuyên: Xử phạt bị cáo Nguyễn Hoàng D 07 năm tù về tội: “Gián điệp” và 01 năm tù về tội: “Cưỡng đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt chung của cả 02 tội trên buộc bị cáo Nguyễn Hoàng D phải chấp hành là 08 năm tù.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về vấn đề tra mã số thuế cá nhân Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Ai sẽ đứng tên sổ đỏ khi có nhiều người cùng mua chung một lô đất?
- Làm sổ đỏ có cần xác nhận tình trạng hôn nhân không
- Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 về mức phạt đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia như sau:
Mức xử phạt hình sự đối với tội phản bội Tổ quốc được quy định tại Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể lên đến 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.
Mức xử phạt hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.
Mức xử phạt hình sự đối với tội gián điệp quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình, tuy nhiên đối với người nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú thì được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Mức xử phạt hình sự đối với tội xâm phạm an ninh lãnh thổ quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Mức xử phạt hình sự đối với tội bạo loạn quy định tại Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.
Mức xử phạt hình sự đối với tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo quy định về tội này.
Theo quy định pháp luật Việt Nam thì tội phạm an ninh quốc gia là hành vi xâm phạm đến chủ quyền, an ninh, quốc phòng,… của Việt Nam gồm nhiều tội phạm khác nhau được quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 như sau:
Tội phản bội Tổ quốc được quy định tại Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
Tội gián điệp quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
Tội bạo loạn quy định tại Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 114 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội quy định tại Điều 115 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
Tội phá hoại chính sách đoàn kết quy định tại Điều 116 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
Tội phá rối an ninh quy định tại Điều 118 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
Tội chống phá cơ sở giam giữ quy định tại Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 120 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.