Giáo dục và đào tạo luôn là vấn đề được người dân quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Việc chăm lo giáo dục cho toàn dân, xây dựng xã hội với học tập là nhiệm vụ của chung các cấp, các ngành, các đoàn thể, của mỗi một gia đình và toàn xã hội với con em. Nhà nước cũng đã đóng vai trò chủ đạo trong việc huy động mọi nguồn lực cho giáo dục. Phổ cập giáo dục cũng được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong giáo dục và đào tạo tại Việt Nam chúng ta. Phổ cập giáo dục được xác định là trách nhiệm của cả một hệ thống chính trị. Nó nhằm giúp tạo được nền tảng dân trí vững chắc để càng ngày sẽ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, điều này góp phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá ở chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả đất nước, đây được xem là nền tảng trí thức của thế hệ trẻ sau này và vươn đến nền tảng của những nơi vùng sâu vùng xa khó khăn. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Các văn bản quy định về công tác phổ cập giáo dục” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về phổ cập giáo dục
Theo Khoản 8 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
“Điều 5. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
8. Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.”
Trách nhiệm thực hiện phổ cập giáo dục
Căn cứ theo Điều 14 Luật Giáo dục 2019 quy định về phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc như sau:
“Điều 14. Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.”
Các đối tượng phổ cập giáo dục
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Căn cứ theo Điều 4, 5, 6 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Đối tượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Đối tượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là trẻ em 5 tuổi chưa hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.”
“Điều 5. Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là chương trình giáo dục mầm non dành cho mẫu giáo 5 – 6 tuổi.”
“Điều 6. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
1. Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
2. Đối với xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã)
a) Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt ít nhất 95%; đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;
b) Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
3. Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện): Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
4. Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh): Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.”
* Đối tượng áp dụng phổ cập giáo dục:
Đối tượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là trẻ em 5 tuổi chưa hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
* Chương trình giáo dục:
Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là chương trình giáo dục mầm non dành cho mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
* Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục:
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được quy định như sau:
– Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
– Đối với xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã):
+ Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt ít nhất 95%; đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;
+ Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
– Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện): Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
– Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh): Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Phổ cập giáo dục tiểu học
Dựa theo Điều 7 đến Điều 11 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 7. Đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học
Đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.”
“Điều 8. Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học
Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học là chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.”
“Điều 9. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1
1. Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
2. Đối với xã:
a) Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%;
b) Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
3. Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.
4. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.”
“Điều 10. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2
1. Đối với xã:
a) Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1;
b) Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%;
c) Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
2. Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.
3. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.”
“Điều 11. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3
1. Đối với xã:
a) Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2;
b) Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%;
c) Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
2. Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
3. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.”
* Đối tượng áp dụng phổ cập giáo dục:
Đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
* Chương trình giáo dục:
Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học là chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
* Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục:
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học được quy định như sau:
– Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 khi đáp ứng các tiêu chí:
+ Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
+ Đối với xã:
++ Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%;
++ Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
+ Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.
+ Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.
– Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 khi đáp ứng các tiêu chí:
+ Đối với xã:
++ Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1;
++ Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%;
++ Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
+ Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.
+ Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.
– Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 khi đáp ứng các tiêu chí:
+ Đối với xã:
++ Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2;
++ Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%;
++ Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
+ Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
+ Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Căn cứ theo Điều 12 đến Điều 16 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 12. Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở là thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 18 đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, chưa tốt nghiệp trung học cơ sở.”
“Điều 13. Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở là chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở.”
“Điều 14. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1
1. Đối với cá nhân: Được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
2. Đối với xã:
a) Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 và tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1;
b) Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
3. Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.
4. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.”
“Điều 15. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2
1. Đối với xã:
a) Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1;
b) Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
2. Đối với huyện: Có ít nhất 95% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.
3. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.
“Điều 16. Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3
1. Đối với xã:
a) Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2;
b) Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 95%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;
c) Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
2. Đối với huyện: Có 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
3. Đối với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.”
* Đối tượng áp dụng phổ cập giáo dục:
Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở là thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 18 đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, chưa tốt nghiệp trung học cơ sở.
* Chương trình giáo dục:
Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở là chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở.
* Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục:
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở được quy định như sau:
– Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 khi đáp ứng các tiêu chí:
+ Đối với cá nhân: Được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
+ Đối với xã:
++ Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 và tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1;
++ Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
+ Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.
+ Đối với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.
– Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 khi đáp ứng các tiêu chí:
+ Đối với xã:
++ Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1;
++ Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
+ Đối với huyện: Có ít nhất 95% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.
+ Đối với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.
– Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3 khi đáp ứng các tiêu chí:
+ Đối với xã:
++ Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2;
++ Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 95%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;
++ Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
+ Đối với huyện: Có 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
+ Đối với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
Các văn bản quy định về công tác phổ cập giáo dục
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?
- Quyết định cử đi tập huấn quản lý đổi mới giáo dục với giáo viên
- Các phương thức giáo dục cho người khuyết tật
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Các văn bản quy định về công tác phổ cập giáo dục”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới trích lục khai tử … thì hãy liên hệ ngay tới số hotline 0833.102.102 của Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phổ cập giáo dục được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Phổ cập giáo dục nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, là nền tảng trí thức của thế hộ trẻ sau này và vươn đến nền tảng của những nơi vùng sâu vùng xa khó khăn.
Trẻ em bao nhiêu tuổi thuộc diện được phổ cập giáo dục mầm non và phổ cập giáo dục tiểu học?
Căn cứ quy định tại Điều 4 và Điều 7 Nghị định 20/2014/NĐ-CP, đối tượng phổ cập giáo dục mầm non và tiểu học được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối tượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Đối tượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là trẻ em 5 tuổi chưa hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
(2) Đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học
Đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học là trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
Có thể thấy, Nhà nước phân định rất rõ ràng về độ tuổi của đối tượng được phổ cập giáo dục.
Theo Điều 12 Nghị định 20/2014/NĐ-CP nêu khái niệm về đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở như sau:
Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở là thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 18 đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, chưa tốt nghiệp trung học cơ sở.
Bên cạnh đó, tại Điều 13 Nghị định này định nghĩa chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở:
Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở là chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở
Như vậy, đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở bao gồm: thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 18 đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, chưa tốt nghiệp trung học cơ sở. Ngoài ra, chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở là chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở.
Về tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở được thể hiện ở 3 mức độ như sau:
Thứ nhất, tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1
Thứ hai, tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2
Thứ ba, tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3