Từ ngày 01/12/2021, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 10225/BYT-DP về việc tiêm vắc xin Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại. Theo đó, Công văn quy định, đối tượng tiêm liều bổ sung vắc xin Covid-19 là người từ 18 tuổi trở lên. Cụ thể, các trường hợp ưu tiên tiêm bổ sung, nhắc lại vắc xin Covid-19 cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Các trường hợp ưu tiên tiêm bổ sung nhắc lại vắc xin Covid-19
Điều kiện ưu tiên tiêm bổ sung nhắc lại vắc xin Covid-19
Trong đó, ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 01 hoặc 02 hoặc 03 mũi tùy theo loại vắc xin) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 06 tháng…
Loại vắc xin tiêm bổ sung cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA. Khoảng cách tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vắc xin.
Với liều tiêm nhắc lại vắc xin phòng Covid-19, đối tượng được tiêm là người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung.
Trong đó, ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế.
Loại vắc xin tiêm nhắc lại:
- Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA;
- Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA.
- Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút (vắc xin Astrazeneca)
Khoảng cách tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 06 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.
- Trẻ em có thể tiêm được những loại vaccine Covid nào?
- Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong ngày 01/12/2021
- Bộ Y tế hướng dẫn với người đã tiêm 2 mũi vắc xin như thế nào?
- Làm giả hồ sơ để tiêm vaccine COVID-19 sẽ bị xử lý thế nào?
Những loại vaccine trẻ em có thể tiêm được
Theo đó, do đối tượng trẻ em hiện là đối tượng có kháng thể yếu hơn so với người trưởng thành; nên việc tiêm vaccine cho trẻ em cần được để ý và thận trọng hơn so với người lớn. Hiện nay, một số loại vaccine có thể được tiêm cho trẻ em là:
Vaccine Pfizer
Vaccine Pfizer là vaccine có nguồn gốc từ Mỹ. Hiện đây là vaccine được đánh giá cao và được cho là an toàn để sử dụng với đối tượng trẻ em và người có sức khỏe yếu. Hiện nay, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA đã phê duyệt vaccine Pfizer (Mỹ) cho trẻ em 12-15 tuổi (sử dụng cùng liều lượng như người lớn).
Theo kết quả thử nghiệm của Pfizer, vaccine này đạt hiệu lực 100% ở trẻ 12-15 tuổi. Pfizer công bố vaccine Pfizer có hiệu quả với trẻ 5-11 tuổi; có tính sinh miễn dịch cao và an toàn với lứa tuổi này và đã nộp hồ sơ xin FDA phê duyệt khẩn cấp. Hiện công ty đang thử nghiệm vaccine ở trẻ 6 tháng – 2 tuổi và 2-5 tuổi.
Vaccine Moderna
Cũng là một lại vaccine có nguồn gốc từ Mỹ. EMA cũng đã phê duyệt vaccine Moderna (Mỹ) cho trẻ em 12-17 tuổi với nhận định hiệu quả và tác dụng phụ tương tự như đã gặp ở người lớn. Chưa phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ vị thành niên và chưa phát hiện ra ca nhiễm ở thời điểm 2 tuần sau tiêm mũi 2. Hiện, Moderna đang thử nghiệm ở trẻ 6 tháng – 12 tuổi.
Vaccine AstraZeneca
Vaccine AstraZeneca là một loại vaccine của Anh và hiện đang được thử nghiệm với trẻ em từ 6 – 17 tuổi.
Vaccine Verocells
Là vaccine của Trung Quốc, hiện đang thử nghiệm lâm sàng pha 1/2 vaccine verocells ở trẻ 3-17 tuổi. Kết quả cho thấy, vaccine an toàn và tạo ra đáp ứng miễn dịch khi tiêm đủ 2 liều. Vaccine này chưa được phê duyệt sử dụng cho trẻ em vì chưa có kết quả thử nghiệm pha 3.
Vaccine Covaxin
Hiện loại vaccine này đã hoàn thành thử nghiệm pha 2/3 cho trẻ 2-18 tuổi; nhưng chưa có công bố trên báo khoa học.
Bên cạnh những loại vaccine trên; hiện đang có một số loại vaccine khác đang được đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển để sớm có thể thực hiện tiêm chủng trên trẻ em.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Các trường hợp ưu tiên tiêm bổ sung, nhắc lại vắc xin Covid-19”. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay Việt Nam chưa bắt đầu kế hoạch tiêm chủng với trẻ em bởi hiện nguồn vaccine của Việt Nam chưa cho phép. Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện cũng chưa thực sự chắc chắc đảm bảo để có thể tiêm cho trẻ em. Vậy nên hiện tại, Việt Nam chưa bắt đầu tiêm chủng cho trẻ em.
Hiện mới có thông tin về tác dụng phụ ngắn hạn của mRNA vaccine. Tác dụng phụ sau tiêm phổ biến là đau và sưng chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, sốt, có thể buồn nôn và sẽ tự hết sau vài ngày.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã nhận được các báo cáo về các trường hợp viêm cơ tim sau tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna, nhưng tỷ lệ mắc rất thấp.
Đối với Pfizer, tỷ lệ mắc viêm cơ tim sau tiêm vaccine thấp (162 người mắc trong 1 triệu bé trai 12-15 tuổi và 94 người trong 1 triệu bé trai 16-17 tuổi được tiêm vaccine) và ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ này cao hơn sau khi tiêm mũi 2 vaccine Pfizer , thường xuất hiện trong vòng 1 tuần đầu sau tiêm mũi 2.
Hiện đã có những quốc gia sau tiến hành tiêm chủng vaccine Covid cho trẻ em: Hoa Kỳ; hầu hết các nước thành viên của EU; Úc; New Zealand; Nhật; Philippine; Mexico; Brazil; Chile; Canada; Nam Phi; Israel; Cuba; Trung Quốc; UAE; Indonesia; Ấn Độ; Hồng Kong và một số quốc gia khác.