Thời gian gần đây, vấn đề tiêm vacine luôn là điểm nóng đối với nhiều người dân. Vậy nếu không tiêm vacine có bị phạt không? Các trường hợp sử dụng vaccine tự nguyện và bắt buộc? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
Luật Dược
Nội dung tư vấn
Vắc xin là gì?
Vaccine (hay còn gọi là vắc-xin) là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Công dụng của vắc xin như thế nào?
Vacxin giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi chủng ngừa, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vacxin là vật lạ sẽ tiêu diệt và ghi nhớ chúng, từ đó tạo được trí nhớ miễn dịch.
Về sau khi tác nhân bệnh thật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng và hiệu quả để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.
Các trường hợp sử dụng vắc xin tự nguyện và bắt buộc trong dịch covid 19?
Trường hợp bắt buộc tiêm vắc xin
Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế là bắt buộc trong các trường hợp sau:
– Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch; và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vaccine; sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vaccine, sinh phẩm y tế phòng bệnh.
– Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc; với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
– Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em; và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền; trong việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.
Căn cứ 4 điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; miễn phí sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc trong trường hợp: người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch; người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch; trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tham khảo thêm:
Buôn bán vaccine covid 19 giả có thể bị tử hình
Sản xuất vaccine covid 19 giả bị phạt bao nhiêu tiền?
Trường hợp tiêm vắc xin tự nguyện
Ngoài các trường hợp bắt buộc nêu trên, việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế là tự nguyện.
Sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế tự nguyện
Điều 28 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, quy định về sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế tự nguyện như sau:
– Mọi người có quyền sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế để bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho cộng đồng.
– Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích công dân tự nguyện sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế.
– Thầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị cho người mắc bệnh truyền nhiễm, người làm việc trong phòng xét nghiệm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh truyền nhiễm được sử dụng miễn phí vaccine, sinh phẩm y tế.
Nguyên tắc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế
Đồng thời, điều 27 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, quy định về nguyên tắc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế như sau:
– Vaccine, sinh phẩm y tế được sử dụng phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điều 36 của Luật Dược.
– Vaccine, sinh phẩm y tế được sử dụng theo hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc.
– Vaccine, sinh phẩm y tế phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng, thời gian, chủng loại và quy trình kỹ thuật sử dụng.
– Vaccine, sinh phẩm y tế phải được sử dụng tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện.
Hy vọng bài viết Các trường hợp sử dụng vắc xin tự nguyện và bắt buộc? sẽ giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp:
Gồm: Người đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị;…
Một số vacxin có thể gây tác dụng phụ nhẹ, tạm thời như sốt, đau nhức, sưng tấy tại nơi tiêm. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô khuẩn có thể gây nhiễm trùng.
Co giật, shock phản vệ có gặp nhưng với tỷ lệ rất thấp.
Vacxin được bảo quản tốt ngay từ lúc sản xuất cho tới khi được tiêm vào cơ thể con người. Thường quy bảo quản các vacxin không giống nhau, nhưng đều cần được bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh.
Nhiệt độ và ánh sáng phá hủy tất cả các loại vacxin, nhất là những vacxin sống. đông lạnh phá hủy nhanh các vacxin giải độc tố.