Giám định tâm thần hay còn được biết đến là giám định pháp y tâm thần là một công tác được thực hiện dựa trên sự phối hợp của các ban, sở ngành công an, việc kiểm sát, tòa án với ngành y tế để nghiên cứu về mối liên hệ giữa các trạng thái rối loạn tâm thần với các vấn đề về hình sự và dân sự để đưa ra được những kết luận điều tra xác thực nhất. Sau đây là chia sẻ về quy định các trường hợp phải giám định tâm thần mà Luật sư X gửi đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Giám định tâm thần là gì?
Giám định pháp y tâm thần hay gọi tắt là giám định tâm thần là công tác được phối hợp thực hiện giữa các ngành y tế, công an, viện kiểm sát và tòa án để nghiên cứu mối liên hệ giữa các trạng thái rối loạn tâm thần với các vấn đề về dân sự và hình sự.
Nhiệm vụ của giám định tâm thần là:
- Xác định đối tượng có các rối loạn tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần không, với mức độ như thế nào, đối tượng có thực sự bị bệnh hay cố ý biểu hiện bệnh. Trên cơ sở đó, xác định trách nhiệm của đối tượng giám định với hành vi phạm pháp đã gây ra
- Bảo vệ quyền lợi của người bị tâm thần và xác định trách nhiệm của xã hội đối với thiệt thòi dân sự
- Xác định hành vi dân sự và khả năng chịu trách nhiệm của các đối tượng có liên quan trong vụ kiện dân sự nghi vấn có rối loạn tâm thần.
Trưng cầu giám định tâm thần là gì?
Trưng cầu giám định tâm thần là một hoạt động điều tra của cơ quan chức năng giám định và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự qua đó có đầy đủ cơ sở, chứng cứ để tiến hành xác minh và phục vụ công tác điều tra, tố tụng.
Cụ thể hơn thì cơ quan chuyên môn giám định sẽ thực hiện các kỹ thuật chuyên ngành để nghiên cứu tử thi, vật chứng, chứng từ hoặc kiểm tra tình trạng sức khỏe có liên quan đến vụ án theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Các trường hợp phải giám định tâm thần hiện nay
Theo phân tích nêu trên, giám định tâm thần là công tác xác định rối loạn tâm thần và đánh giá khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của người bệnh để hỗ trợ các đơn vị công an, tòa án, viện kiểm sát điều tra đồng thời bảo vệ đối tượng giám định. Việc giám định tâm thần có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tra các vụ án để đưa ra được kết luận xác thực nhất.
Căn cứ Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định 06 trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định như sau:
Thứ nhất, tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.
Thứ hai, tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó.
Thứ ba, nguyên nhân chết người.
Thứ tư, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động.
Thứ năm, chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ.
Thứ sáu, mức độ ô nhiễm môi trường.
Do đó, một người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ thì sẽ được yêu cầu xác định tình trạng tâm thần để phục vụ công tác điều tra và tố tụng.
Ai có quyền yêu cầu giám định tâm thần?
Theo cơ quan y tế, việc giám định pháp y tâm thần dù có quy trình chặt chẽ đến mấy cũng còn hết sức khó khăn như việc bệnh nhân giả bệnh hoặc giả tăng triệu chứng nên phải hết sức cảnh giác trước những “chiêu trò”, quan trọng hơn đó là năng lực, y đức và bản lĩnh của những y bác sỹ. Vậy chi tiết quy định thẩm quyền yêu cầu giám định tâm thần như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi bởi Luật Giám định tư pháp 2020) người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận.
Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm:
– Đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính.
– Nguyên đơn dân sự.
– Bị đơn dân sự.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự
– Người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
30 bệnh, rối loạn và hành vi tâm thần thường gặp trong giám định pháp y tâm thần là gì?
Ngày 03/11/2022, Bộ Y tế ban hành quy trình giám định pháp y tâm thần 30 bệnh/ rối loạn tâm thần thường gặp kèm theo Quyết định 2999/QĐ-BYT năm 2022.
Theo quy định tại Phần 2 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Quyết định 2999/QĐ-BYT năm 2022 ghi nhận 30 bệnh, rối loạn tâm thần và hành vi thường gặp gồm:
– Mất trí trong bệnh pick (F02.0)
– Mất trí không biệt định (F03)
– Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cần sa (F12)
– Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cocaine (F14)
– Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất kích thích khác bao gồm cafeine (F15)
– Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2)
– Rối loạn loạn thần đa dạng cấp với các triệu chứng của tâm thần phân liệt (F23.1)
– Hưng cảm nhẹ (F30.0)
– Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hỗn hợp (F31.6)
– Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm (F31.7)
– Giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0)
– Giai đọan trầm cảm vừa (F32.1)
-Rối loạn trầm cảm tải diễn, hiện tại thuyên giảm (F33.4)
– Khí sắc chu kỳ (F34.0)
– Rối loạn hoảng sợ (F41.0)
– Rối loạn lo âu lan tỏa (F41.1)
– Phản ứng trầm cảm ngắn (F43.20)
– Phản ứng trầm cảm kéo dài (F43.21)
– Phản ứng hỗn hợp lo âu và trầm cảm (F43.22)
– Sững sờ phân ly (F44.2)
– Các rối loạn vận động phân ly (F44.4).
– Co giật phân ly (F44.5)
– Các rối loạn phân ly (chuyển di) hỗn hợp (F44.7)
– Rối loạn cơ thể hóa (F45.0)
-Xu hướng tình dục quá mức (F52.7)
– Các rối loạn tâm thần và hành vi nhẹ, kết hợp với thời kỳ sinh đẻ, không phân loại ở nơi khác (F53.0)
– Các rối loạn tâm thần và hành vi nặng, kết hợp với thời kỳ sinh đẻ, không phân loại ở nơi khác (F53.1)
– Biến đổi nhân cách kéo dài sau trải nghiệm sự kiện bi thảm (F62.0)
– Biến đổi nhân cách kéo dài sau bệnh tâm thần (F62.1)
– Loạn dục trẻ em (F65.4)
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu hợp đồng thuê nhà có công chứng mới 2022
- Hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị không?
- Người nước ngoài chuyển nhượng căn hộ cho người Việt Nam như thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Các trường hợp phải giám định tâm thần hiện nay“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang đất thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Hiện nay, có những hình thức giám định tâm thần như:
– Giám định nội trú
– Giám định tại phòng khám
– Giám định tại chỗ
– Giám định trên hồ sơ (hay còn gọi giám định vắng mặt)
– Giám định bổ sung
– Giám định lại
– Giám định lại lần thứ hai
Thăm khám lâm sàng bao gồm: Khám chi tiết, tỉ mỉ tất cả các hoạt động tâm thần ở đối tượng; khám nội khoa và thần kinh; khám các chuyên khoa khác (nếu cần thiết).
Thăm khám cận lâm sàng với đối tượng giám định tâm thần bao gồm các xét nghiệm cần thiết (xét nghiệm sinh hóa, huyết học; xét nghiệm nước tiểu; chụp X-quang tim, phổi thẳng hoặc nghiêng; chụp X-quang sọ não thẳng và nghiêng; điện não đồ; điện tâm đồ; các trắc nghiệm tâm lý; và các xét nghiệm khác (lưu huyết não; chụp CT Scanner sọ não hoặc MRI sọ não; xét nghiệm HIV) tùy từng trường hợp cụ thể.
Căn cứ theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, theo quy định khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết trong vụ án của người làm chứng thì bắt buộc phải tiến hành trưng cầu giám định.