Theo quy định pháp luật dân sự để việc thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định chi tiết những biện pháp bảo đảm. Câu hỏi mà Luật sư X nhận được nhiều trong thời gian vừa qua đó là các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm là trường hợp nào? Trong trường hợp không bắt buộc đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng tự nguyện đăng ký thì có thể đăng ký đối với những loại tài sản nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ quy định pháp luật về nội dung này và những quy định pháp luật có liên quan. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm
Giao dịch bảo đảm là Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.
Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm là sổ chuyên dùng để đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc sổ có một phần dành để đăng ký giao dịch bảo đảm.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự hiện nay
Việc bảo đảm nghĩa vụ dân sự luôn gắn với trách nhiệm dân sự về tiền, tài sản và việc trả nợ, nên trong nhiều trường hợp còn được gọi là bảo đảm nghĩa vụ tài chính, bảo đảm nghĩa vụ tài sản hay bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng.
Hợp đồng là một chế định pháp lý quan trọng và phổ biến nhất để mọi chủ thể thực hiện các hoạt động dân sự, kinh doanh, thương mại, hành chính. Vì vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ gọi là “hợp đồng”, thay vì “hợp đồng dân sự” như trước đây.
Các biện pháp bảo đảm hợp đồng tuy chỉ là hợp đồng phụ, nhưng trong nhiều trường hợp lại đóng vai trò quan trọng hơn cả hợp đồng chính. Chẳng hạn, nếu như một hợp đồng cho vay bị vô hiệu thì hậu quả pháp lý xấu nhất chỉ là không được quyền thu tiền lãi (vẫn có quyền thu hồi đủ số tiền gốc), nhưng nếu như một hợp đồng bảo đảm tiền vay bị vô hiệu thì bên cho vay có nguy cơ không thu hồi được cả nợ gốc và lãi.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định chủ yếu trong Bộ luật Dân sự, đồng thời cũng được đề cập trong hàng chục đạo luật khác như Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Lâm nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Thủy sản, ngoài ra còn được quy định trong nhiều văn bản dưới luật.
Tại sao cần phải đăng ký biện pháp bảo đảm?
Việc phải đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp luật có quy định là nhằm phòng trừ rủi ro và hạn chế xảy ra tranh chấp giữa các bên trong quan hệ dân sự. Đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên nhận bảo đảm, bên nhận bảo đảm sẽ biết được tình trạng pháp lý hiện tại của tài sản để tiến hành giao kết hợp đồng hay giao dịch. Bên cạnh đó, việc đăng ký biện pháp bảo đảm là căn cứ giúp bên nhận bảo đảm có thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp một tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ.
Hơn nữa, việc đăng ký này còn tạo điều kiện cho bên bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ dân sự của mình theo thoả thuận và còn có thể giữ được tài sản, tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp luật định là hết sức cần thiết.
Nội dung của giao dịch bảo đảm
Đối tượng của nghĩa vụ được bảo đảm trong hợp đồng tín dụng là nghĩa vụ của toàn bộ hợp đồng tín dụng, bao gồm tiền gốc và tiền lãi phát sinh. Tài sản bảo đảm bao giờ cũng phải lớn hơn nghĩa vụ của toàn bộ hợp đồng tín dụng.
Tài sản bảo đảm, thay đổi tài sản bảo đảm. Việc thay đổi tài sản bảo đảm có thể dẫn tới việc thay đổi biện pháp bảo đảm hoặc chủ thể tham gia giao dịch bảo đảm, nếu có sự thay đổi thì các bên phải tuân thủ quy định của pháp luật liên quan đến việc thay đổi. Cần lưu ý:
– Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai (Tài sản được hình thành từ tiền vay, tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu nhưng sau thời điểm giao kết thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật và khẳng định tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất) mà pháp luật không cấm giao dịch.
– Tài sản bảo đảm có thể là sở hữu của bên bảo đảm hoặc của người thứ ba mà pháp luật không cấm lưu thông.
– Tài sản bảo đảm có thể liên quan đến các luật chuyên ngành như luật đất đai, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản…
– Trường hợp giao dịch bảo đảm có giá trị pháp luật đối với người thứ ba thì cơ quan có thẩm quyền không được kê biên tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Tổ chức tín dụng khi cho vay cần kiểm tra tài sản bảo đảm có phải là tài sản của người đang bị thi hành án hay không, kể cả trong trường hợp chưa bị áp dụng biện pháp kê biên để tránh rủi ro. Bởi vì, theo điều 6 khoản 1 thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/07/2010 hướng dẫn một số vấn đề thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự quy định:
“Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp thì chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án”.
Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong giao dịch bảo đảm được thỏa thuận trên nguyên tắc tự nguyện định đoạt, bình đẳng.
Xử lý tài sản bảo đảm theo Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định cụ thể về các trường hợp được xử lý tài sản bảo đảm, nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 tại chương IV từ điều 56 đến điều 70 đã quy định về các trường hợp được xử lý tài sản bảo đảm.
Các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm
Không phải mọi trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đều bắt buộc phải tiến hành đăng ký biện pháp bảo đảm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm thì pháp luật bắt buộc bốn biện pháp sau phải đăng ký, bao gồm:
– Thế chấp quyền sử dụng đất;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
– Thế chấp tàu biển.
Bên cạnh đó, ba biện pháp bảo đảm sau sẽ được đăng ký khi có yêu cầu:
– Thế chấp tài sản là động sản khác;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Xoá đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định?
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong tín chấp theo quy định?
- Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến cách soạn thảo đơn ly hôn thuận tình. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản bảo đảm như sau:
– Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
– Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
– Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
– Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về định giá tài sản bảo đảm như sau:
– Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.
– Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
– Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.
– Giao dịch bảo đảm được coi như là một bản hợp đồng phụ bảo đảm cho các nghĩa vụ chính nhưng hiệu lực không còn phụ thuộc vào nghĩa vụ chính.
– Đối tượng là tài sản.