Người dân hiện được giảm 50% lệ phí cấp Căn cước công dân đến hết ngày 31/12/2021, sau đó sẽ áp dụng lại mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC. Vậy các trường hợp miễn lệ phí khi làm Căn cước công dân gắn chíp? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Lệ phí làm Căn cước công dân gắn chip từ 01/01/2022
Cụ thể, từ ngày 01/01/2022, người dân áp dụng mức thu lệ phí như sau:
- Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
- Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
- Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
Vậy các trường hợp miễn lệ phí khi làm Căn cước công dân gắn chíp là gì?
Các trường hợp miễn lệ phí:
- Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
- Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân là:
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới;
- Công dân thường trú tại các huyện đảo;
- Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
- Công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
- Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Các trường hợp không phải nộp lệ phí:
- Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu;
- Đổi thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
- Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý Căn cước công dân
Như vậy, ai thuộc các trường hợp miễn lệ phí khi làm Căn cước công dân gắn chíp thì sẽ yên tâm.
Đổi thẻ ATM từ sang ATM gắn chip
Nếu đang sử dụng thẻ ATM dạng từ, người dân nhất thiết phải đi đổi sang loại thẻ gắn chip trước ngày 31/12/2021.
Theo quy định của Thông tư 19/2016/TT-NHNN (đã sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 22/2020/TT-NHNN): Đến ngày 31/12/2021, 100% ATM phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Nếu như không đi đổi thẻ ATM dạng từ sang dạng chip thì kể từ ngày 31/12/2021, loại thẻ này sẽ không còn được rút tiền tại các “cây” ATM, cũng như không còn được chấp nhận bởi các phương tiện thanh toán khác.
Còn những người đã cấp, đổi thẻ ATM kể từ thời điểm 31/3/2021 thì không cần phải đi làm lại, bởi theo quy định tại Thông tư 22, tất cả thẻ ATM của các ngân hàng được cấp kể từ thời điểm này đã là loại gắn chip.
Đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip
Không có quy định nào yêu cầu người dân bắt buộc phải đi làm Căn cước công dân gắn chip trước 31/12/2021, nhưng người dân vẫn nên đi làm thẻ trước thời điểm này. Bởi 31/12/2021 là hạn cuối người dân được giảm 50% lệ phí cấp Căn cước công dân, theo Thông tư 47/2021/TT-BTC. Là một trong 3 loại giấy tờ quan trọng cần đi làm ngay trước ngày 31/12/2021.
Cụ thể:
– Chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ;
– Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ;
– Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân; được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ.
Kể từ ngày 01/01/2022, mức lệ phí nêu trên tăng gấp đôi.
Đăng ký xe cho xe đã qua nhiều đời chủ, thiếu giấy tờ
Đây là một trong 3 loại giấy tờ quan trọng cần đi làm ngay trước ngày 31/12/2021. Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA, xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu; hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên đến hết ngày 31/12/2021.
Tức là, sau ngày 31/12/2021, xe đã qua nhiều đời chủ; mà không có/thiếu giấy tờ mua bán sẽ không còn được đăng ký, sang tên. Vì vậy, ngày 31/12/2021 là hạn chót mà người dân cần lưu ý để đi làm thủ tục này.
Điều 19 của Thông tư 58 quy định:
– Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân để xuất trình
+ Nộp Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01)
+ Nộp chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định
+ Nộp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (trong trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe).
– Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký xe nơi cư trú.
– Thời hạn giải quyết: Sau 30 ngày, nếu không tranh chấp; khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ phải đăng ký; cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe); hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký; biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc về Các trường hợp miễn lệ phí khi làm Căn cước công dân gắn chíp
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Các trường hợp miễn lệ phí khi làm Căn cước công dân gắn chíp”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử sẽ tích hợp nhiều thông tin của công dân; liên kết với các thông tin khác như: thông tin nhân thân; Bằng lái xe, Bảo hiểm y tế, thuế…Do vậy, khi thực hiện các thủ tục hành chính người dân không cần phải mang theo nhiều lại giấy tờ. Tiết kiệm được thời gian, chị phí công chứng, chứng thực giấy tờ.
a) Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.