Chào Luật sư! Gần nhà tôi có một cậu thanh niên hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, cậu thanh niên đó đã giết người một cách man rợ nên bị tòa tuyên án tử hình. Tuy nhiên, hiện tại hoàn cảnh của cậu ấy cũng rất éo le. Do đó, gia đình cậu ấy muốn nộp đơn xin hoãn thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc. Gia đình họ sang tham khảo ý kiến của tôi. Tuy nhiên, về vấn đề này tôi chưa nắm rõ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là Các trường hợp hoãn thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc là gì? Hi vọng nhận được phản hồi từ phía Luật sư! Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép được giải đáp câu hỏi của bạn như sau
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
- Luật thi hành án hình sự 2019
- Nghị định 43/2020/NĐ-CP của Chính phủ
- Thông tư liên tịch số 02 năm 2020 ngày 14/10/2020
Nội dung tư vấn
Quy định về tử hình bằng tiêm thuốc độc
Tử hình là hình phạt nặng nhất, chỉ dành cho những tội phạm có tính chất rất nghiêm tọng; đặc biệt nghiêm trọng; độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn. Quy định này đã được thể hiện rõ tại Bộ luật hình sự 2015:
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo đó, việc quyết định hình phạt tử hình đối với tội phạm phải dựa vào tính chất của hành vi, hậu quả, mức độ nguy hiểm. Nếu các yếu tố này đạt mức cao đa thì sẽ pháp dụng biển pháp tử hình.
Do đó, với mọi tội phạm, phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm; tính chất của hành vi phạm tội mà tội phạm bị áp dụng các khung hình phạt khác nhau và cao nhất là hình phạt tử hình. Hình phạt tử hình chỉ được thực hiện bằng phương pháp tiêm thuốc độc.
Quy định cụ thể tại Luật Thi hành án hình sự. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình gồm 3 loại là thuốc dùng để gây mê (Sodium thiopental); thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp (Pancuronium bromide) và thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim (Potassium chloride).
Quy trình tiêm thuốc độc
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ lý lịch
Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc phải kiểm tra hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình. Đồng thời, người chấp hành án tử tù sẽ được ăn; uống; viết thư; ghi âm lời nói gửi lại thân nhân. Người bị đưa ra thi hành án tử hình được hưởng tiêu chuẩn ăn, uống bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam.… Sau đó, tử tù được cảnh sát áp giải đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình.
Bước 2: Tiêm thuốc
Hội đồng thi hành án tử hình Chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng); Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo trình tự: Tiêm 05 grams Sodium thiopental; Tiêm 100 miligrams Pancuronium bromide; Tiêm 100 grams Potassium chloride. Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ.
Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai. Sau khi đã tiêm hết hai liều nhưng xảy ra trường hợp tử tù chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba.
Bước 3: Kết luận và lập biên bản
Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
Các trường hợp hoãn thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc
Sau khi ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình; Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình phân công cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xây dựng kế hoạch thi hành án tử hình.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình phải tổ chức họp Hội đồng. Địa điểm, thời gian họp Hội đồng thi hành án tử hình do Chủ tịch Hội đồng quyết định và chủ trì cuộc họp.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 02:
Có 02 trường hợp hoãn thi hành án tử hình
- Trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc có trở ngại khách quan khác không thể thực hiện được việc thi hành án tử hình hoặc trên đường áp giải người bị thi hành án tử hình bị tai nạn phải đưa đến bệnh viện.
- Trang thiết bị, dụng cụ thi hành án tử hình bị hư hỏng; không xác định được tĩnh mạch; thuốc thi hành án tử hình không đúng chủng loại; chất lượng; số lượng hoặc các điều kiện khác bảo đảm cho việc thi hành án tử hình không đáp ứng được.
Ngoài ra, trong Thông tư liên tịch cũng quy định giải quyết việc giao nhận tử thi, tro cốt, hài cốt của người đã bị thi hành án tử hình vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau).
Chi phí cho mỗi lần tiêm thuốc độc
Như đã biết hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc là hình thức gây tốn kém rất nhiều cho kinh phí nhà nước. Thay vì tốn 15 triệu khi tử hình bằng xử bắn thì nhà nước phải tốn từ 200 triệu đến 300 triệu cho hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc.
Chi phí thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được quy định như sau:
Kinh phí mua thuốc tiêm phục vụ cho thi hành án tử hình và bảo đảm cho thi hành án tử hình do ngân sách nhà nước cấp trong dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm chi trả bồi dưỡng cho những người tham gia thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 3 và chi phí mai táng quy định tại Điều 7 của Nghị định số 43/2020/NĐ-CP và chi phí khác phục vụ công tác thi hành án tử hình.
Giải quyết vấn đề
Việc thi án án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được quy định rất cụ thể tại Nghị định 43/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Thi hành án tử hình có thể bị tạm hoãn trong một số trường hợp do trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật
Xem thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
Mời bạn xem thêm:
- Cố tình mang thai để thoát án tử hình được không?
- Tử tù còn sống sau tiêm thuốc độc có được tạm dừng thi hành án?
- Nhận hối lộ, môi giới hối lộ có thể bị tử hình theo quy định
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Các trường hợp hoãn thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Theo quy định, các đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình khi phạm tội hay xét xử bao gồm:
Người dưới 18 tuổi khi phạm tội Phụ nữ có thai Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Người đủ 75 tuổi trở lên
Ngoài ra không phải thi hành án tử hình bao gồm:
Phụ nữ có thai Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Người đủ 75 tuổi trở lên
Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra; xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ lên kế hoạch thi hành án; và tổ chức chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thi hành án, công bố các quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình; quyết định thời gian; địa điểm; hình thức táng; những cơ quan; tổ chức; người cần huy động; những nội dung cần giữ bí mật; thống nhất kế hoạch thực hiện và phân công trách nhiệm cho từng thành viên Hội đồng.
Tiêm thuốc độc là cách tiêm vào cơ thể người một liều thuốc độc tổng hợp. Thường gồm ba loại thuốc tiêm theo trình tự:
Thuốc làm mất tri giác;
Thuốc làm liệt hệ vận động;
Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.