Hoãn phiên tòa là việc tạm ngừng xét xử vụ án theo trình tự sơ thẩm; hoặc phúc thẩm theo thời gian đã công bố trước đó mà tổ chức sang một thời gian khác; vì có lý do chính đáng theo các trường hợp mà pháp luật quy định. Vậy những trường hợp nào sẽ được hoãn phiên tòa hình sự? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Thế nào là hoãn phiên tòa hình sự?
Hoãn phiên tòa là tạm ngừng trong một thời gian nhất định việc xét xử vụ án theo trình tự sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong những trường hợp do pháp luật quy định.
Hoãn phiên tòa được hiểu là việc không tiến hành xét xử vì một số lý do nhằm đảm bảo việc xét xử được khách quan, công bằng. Việc hoàn phiên tòa này chỉ trong một thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó sẽ tiến hành xét xử.
Việc hoãn phiên tòa xét xử được thực hiện trước khi phiên tòa diễn ra.
Về nguyên tắc thì phiên tòa phải được tiến hành liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Tuy nhiên, có những trường hợp vì những lý do khác nhau dẫn đến phiên toà sơ thẩm không diễn ra theo đúng trình tự nêu trên và có thể bị hoãn hoặc tạm ngừng.
Các trường hợp được hoãn phiên tòa hình sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 294 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; quy định các trường hợp được phép hoãn phiên tòa xét xử; bao gồm:Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa
Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản
Có một trong các căn cứ sau đây:
- Phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa
- Phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa
- Không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế
- Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế
- Bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan
- Người bào chữa được chỉ định vắng mặt
- Người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế
Ngoài ra, Hội đồng xét xử có thể căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để hoãn phiên tòa nếu các thành phần sau đây vắng mặt:
- Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ
- Người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án
- Người giám định, người định giá tài sản
Tại phiên tòa sơ thẩm mà bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng; Kiểm sát viên vắng mặt hoặc bị thay đổi; Thẩm phán, Hội thẩm, Thư kí phiên tòa bị thay đổi; người bào chữa được đoàn luật sư cử theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng vắng mặt thì bắt buộc Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.
Nếu vắng mặt người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc những người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định thì Hội đồng xét xử có thể hoãn phiên tòa hoặc tiếp tục xét xử.
Trường hợp tại phiền tòa phúc thẩm mà Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa; nếu người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị đã được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa phúc thẩm mà vắng mặt thì Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị cáo hoặc đương sự vắng mặt; trong các trường hợp khác phải hoãn phiên tòa.
Thủ tục hoãn phiên tòa xét xử hình sự
Cũng tại Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời gian hoãn phiên tòa không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Đáng lưu ý là nếu đã hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
Ngoài ra, về khi Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa; thì phải được lập thành văn bản, bắt buộc có các nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định
- Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án
- Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa
- Vụ án được đưa ra xét xử
- Lý do của việc hoãn phiên tòa
- Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa
Khi đó, Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày ra quyết định; phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa.
Xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết về Các trường hợp hoãn phiên tòa hình sự. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự là quyền của người bị bắt; bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật; nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội; làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự trong vụ án hình sự; hoặc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Bị can, bị cáo đều có quyền tự chủ về việc khai báo. Những gì bất lợi, họ có thể không buộc phải khai báo; cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.