Khi đất nước ta mở cửa để chào đón đầu tư, thúc đẩy kinh tế, thì số lượng người nước ngoài có nhu cầu đến du lịch, làm việc và sinh sống lâu dài cũng ngày càng nhiều. Vậy nên, khá nhiều người nước ngoài đều mong được miễn thị thực khi đến Việt Nam. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu các trường hợp được miễn thị thực tại Việt Nam qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Thị thực, các loại thị thực
Thị thực có thể hiểu là loại giấy tờ có thời hạn sử dụng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam và cư trú trong một khoảng thời gian nhất định với đúng mục đích nhập cảnh được ghi trong thị thực.
Thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp có 20 loại khác nhau, tùy theo mục đích nhập cảnh, bao gồm: Thị thực ngoai giao có kí hiệu NG; thị thực làm việc có kí hiệu LV; thị thực đầu tư có kí hiệu ĐT; thị thực doanh nghiệp có kí hiệu DN; thị thực cho tổ chức nước ngoài kí hiệu là NN; thị thực du học kí hiệu là DH; thị thực dự hội nghị, hộ thảo kí hiệu là HN; thị thực cho phóng viên kí hiệu là PV; thị thực cho người lao động kí hiệu là LĐ; thị thực cho người du lịch kí hiệu là DL; thị thực thăm thân kí hiệu là TT hoặc VR; thị thực cấp cho người có quan hệ công tác với Sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.
Miễn thị thực là gì?
Các quốc gia được miễn thị thực Việt Nam là quốc gia cho phép một số đối tượng đặc biệt được xuất nhập cảnh ưu tiên, không phân biệt mục đích xuất nhập cảnh. Công dân nước khác khi được miễn thị thực sẽ được lưu trú trong một khoảng thời gian mà không cần làm những thủ tục cũng như đóng các khoản lệ phí liên quan tới việc xuất nhập cảnh.
Hay rõ hơn là nếu bạn là công dân của một trong các nước được miễn. Bạn sẽ được nhập cảnh vào Việt Nam mà không cần tiến hành xin cấp Visa.
Các trường hợp được miễn thị thực
Một là, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Khi Việt Nam tham gia kí kết các điều ước quốc tế, có rất nhiều điều ước quốc tế cho phép công dân của các nước thành viên có thể nhập cảnh vào Việt Nam mà không cần xin thị thực. Ví dụ:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương Quốc Thái Lan về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông.
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ba lan về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao…
Hai là, sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú
Đây là trường hợp người nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú hoặc tạm trú. Khi có thẻ nói trên, công dân nước ngoài không cần phải xin thị thực trong thời hạn thẻ thường trú hoặc tạm trú còn hiệu lực.
Ba là, vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
Để tạo điều kiện cho công dân nước ngoài vào Việt Nam du lịch, đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện miễn thị thực cho công dân nước ngoài vào những khu vực nói trên.
Ví dụ:
Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 229/2005/QĐ-TTg ngày 16/9/2005 quy định Quy chế nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Theo Quy chế này, người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại đảo Phú Quốc được miễn thị thực với thời gian tạm trú không quá 15 ngày, trường hợp người nước ngoài vào một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam, lưu lại khu vực quá cảnh ở cửa khẩu đó, rồi chuyển tiếp đi đảo Phú Quốc cũng được miễn thị thực.
Bốn là, đơn phương miễn thị thực
Đây là việc Chính phủ Việt Nam tự mình đơn phương miễn thị thực cho công dân của một số quốc gia. Để được hưởng ưu đãi miễn thị thực, công dân của những quốc gia này phải đáp ứng những điều kiện cụ thể.
Ví dụ:
Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho công dân 13 nước. Bao gồm: Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Bê-la-rút và cho quan chức Ban thư ký ASEAN.
Anh miễn thị thực cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao.
Năm là, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam
Đây là ưu đãi mà Chính phủ Việt Nam dành cho đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thành viên gia đình họ. Ngoài ra, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam cũng được hưởng quy chế ưu đãi nhập cảnh này.
Điều kiện để được miễn thị thực
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 01 năm.
- Có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam.
- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 21 và 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Xem thêm: Các quốc gia được miễn thị thực khi du lịch tại Việt Nam
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây, là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Các trường hợp được miễn thị thực tại Việt Nam“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Khi quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các quốc gia ký kết với Việt Nam các hiệp định; thỏa thuận thì sẽ được miễn thị thực tại Việt Nam. Và đương nhiên công dân Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi tương tự khi tới quốc gia họ.
Tính tới hiện nay Việt Nam đã ký Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực với 91 nước:
04 Hiệp định với Ca-mơ-run, Nam-mi-bi-a, Ê-ti-ô-pi-a và Pa-na-ma chưa xác định hiệu lực.
13 nước Việt Nam đơn phương miễn thị thực.
30 ngày đối với: Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Kyrgyzstan.
21 ngày đối với: Philippines.
14 ngày đối với: Brunei, Myanmar.
15 ngày đối với: Hàn Quốc, Nhật Bản, Belarus, Đan Mạch, Na Uy, Nga, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh, Italia, Đức.
Thị thực có thể được cấp ở cửa khẩu quốc tế; Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an Việt Nam; hoặc tại Cơ quan Đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài.
Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích. Thị thực được cấp riêng cho từng người, đối với trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi; thì được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
Thị thực có hai hình thức, bao gồm: Một là, thị thực được cấp vào hộ chiếu và hai là thị thực cấp rời.