Xin chào Luật sư X, hiện nay tư cách pháp nhân hay dùng nhiều cho các doanh nghiệp trong đó có công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Vậy thì các tôn giáo thì không dựng lên vì mục đích lợi nhuận. Vậy các tôn giáo có được công nhận tư cách pháp nhận không? Các tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân là các tôn giáo nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm tôn giáo là gì?
Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo, các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”. Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”.
Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”. Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày…”
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Tính chất của tôn giáo là gì?
Từ khái niệm tôn giáo là gì, có thể đưa ra những tính chất cơ bản của tôn giáo như sau:
– Tính lịch sử: Con người sáng tạo ra tôn giáo và tôn giáo xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới mức độ nhất định. Trong từng giai đoạn của lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo. Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức và làm chủ được bản chất các hiện tượng tự nhiên, xã hội và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tôn giáo sẽ không còn.
– Tính quần chúng: Tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Hiện nay số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới (khoảng 1/3 đến 1/2 dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo). Tôn giáo phản ánh khát vọng của những con người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái, vì vậy, còn nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội tin theo.
– Tính chính trị: Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình. Trong nội bộ các tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng mang tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáo thường là một bộ phận của đấu tranh giai cấp.
Các tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân
Về công nhận pháp nhân cho tổ chức tôn giáo: Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016:
Khoản 1, Điều 30 về tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quy định: “Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận”.
Khoản 4, Điều 67 về điều khoản chuyển tiếp quy định: “Tổ chức tôn giáo đã được công nhận trước ngày Luật này có hiệu lực là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Các tổ chức tôn giáo này có trách nhiệm điều chỉnh hiến chương tại đại hội gần nhất theo quy định tại Điều 23 và đăng ký hiến chương sửa đổi theo quy định tại Điều 24 của Luật này”.
Còn theo Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 74 về pháp nhân phi thương mại quy định: “(1). Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. (2). Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. (3). Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Căn cứ các quy định trên, các tổ chức tôn giáo đã được công nhận như Giáo hội Công giáo Việt Nam và các tổ chức tôn giáo khác mặc nhiên là pháp nhân phi thương mại theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 kể từ ngày Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực 1.1.2018 và phải điều chỉnh hiến chương, quy định của tổ chức theo quy định tại Điều 23 của Luật để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đại hội gần nhất.
Do Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội Khóa XIV thông qua ngày 18.11.2016, trong khi Bộ Luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1.1.2017, nên không thể dẫn chiếu quy định của văn bản pháp luật chưa có hiệu lực thi hành. Tuy vậy, trong Bộ Luật Dân sự đã có quy định về pháp nhân phi thương mại như nêu trên và có hiệu lực thi hành trước khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực nên khi thi hành Luật sẽ áp dụng được ngay.
Tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 16 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung cần đáp ứng điều kiện sau đây:
“Điều 16. Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung
1. Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
b) Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có giáo lý, giáo luật;
b) Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.”
Có thể bạn quan tâm
- Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
- Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
- Xét chuyên nghiệp nghĩa vụ công an là gì?
- Văn bản hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách án treo 2022
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề "Các tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân? ". Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về pháp luật và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thông báo giải thể công ty cổ phần, tờ khai xin trích lục hộ khẩu; mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh;..… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tell: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Tổ chức được thành lập hợp pháp
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
– Pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Điển hình của loại doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân thì rủi ro cao, tuy nhiên lại nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng.
Ngoài ra, đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp là chi nhánh và văn phòng đại diện cũng không có tư cách pháp nhân.
– Khoản 12, 13 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định như sau “Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giá; Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo”.
– Điều 30 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:
“1. Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
2. Tổ chức tôn giáo đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 21 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc”.
– Khoản 3 Điều 29 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định Thẩm quyền chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc:
“a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do”.
– Khoản 5, 6 Điều 21 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định về điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo như sau: “5. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; 6. Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”.