Xin chào Luật sư. Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là tội phạm vô cùng nghiêm trọng và gây nguy hại đến sự phát triển của đất nước. Đây là một nhóm các tôi danh khác nhau được Bộ luật hình sự quy định. Vậy xin luật sư phân tích, chỉ rõ các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là gì? Đặc điểm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gồm những gì? Tôi là công dân Việt Nam nên rất cần sự tư vấn, giúp đỡ nhiệt tình từ phía luật sư giải đáp pháp luật cho tôi về vấn đề này. Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là gì?. Mời bạn cùng đón đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là gì?
Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những tội quy định đối với những người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) hoặc pháp nhân (trong một số tội cụ thể) có những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước trong quản lý kinh tế.
Hầu hết các tội này có cấu thành vật chất, tức là các tội được coi là hoàn thành kể từ khi thực hiện một hành vi quy định trong điều luật với một số lượng, giá trị vật chất cụ thể. Tuy nhiên, cũng có những cấu thành hình thức, tức là tội này không cần có hậu quả xảy ra thì tội phạm đã được coi là hoàn thành. Một số tội có quy định là đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án về tội quy định trong nhóm các tội xâm phạm quản lý kinh tế chưa được xoá án tính mà còn vi phạm. Một trong những dâu hiệu nêu trên là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
Các tội này được thực hiện với lỗi cố ý, động cơ mục đích của tội phạm mang tính vụ lợi. Tuy nhiên, động cơ, mục đích tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, trừ trường hợp điều luật quy định cụ thể.
Từ những nhận định trên có thể định nghĩa một cách khái quát về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như sau:
“Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân qua việc vi phạm quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế”
Đặc điểm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế có một số đặc điểm chung sau:
- Khách thể của các tội phạm thuộc chương này là các quan hệ xã hội đảm bảo cho sự ổn định và phát triển cùa nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế đó là “nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gan kết chặt chẽ với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Điều 50 Hiến pháp năm 2013).
- Sự xâm hại các quan hệ xã hội này được biểu hiện cụ thể qua sự vi phạm ở mức độ nhất định các quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế. Những quy định này rất đa dạng, có thể có tính chất chung cho toàn bộ hệ thống kinh tế.
Trước hết, Bộ luật hình sự năm 2015 (bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung một số tội danh mới:
- Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213);
- Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214);
- Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215);
- Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216);
- Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217);
- Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (Điều 217);
- Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218);
- Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222)…
Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 2015 cũng đã sửa đổi một số tội danh cho phù hợp với chính sách hình sự, tình hình thực tế của đất nước cũng như phù hợp với quy định tương ứng thuộc luật chuyên ngành về trật tự quản lí kinh tế.
- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190);
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192);
- Tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193);
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194);
- Tội trốn thuế (Điều 200)…
Một số tội danh bị hủy bỏ do quy định về tội phạm đó không còn phù hợp với tình hình mới như tội kinh doanh trái phép; tội báo cáo sai trong quản lí kinh tế; tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ cùa tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó có tội bị huỷ bỏ do BLHS đã cụ thể hoá một số hành vi phạm tội của tội này thành một số tội danh cụ thể (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng).
Hành vi buôn bán trái pháp luật được mô tả trên đây chỉ bị coi là tội phạm khi hàng hoá, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới mức đó nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Vật phạm pháp là di vật, cổ vật (Khoản 5, 6 Điều 4 Luật di sản văn hóa).
Buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các đối tượng kể trên được hiểu là hành vi trao đổi các thứ này qua biên giới quốc gia hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của Nhà nước như không khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, giấu giếm hàng hoá, không có giấy tờ họp lệ của cơ quan có thẩm quyền, trốn tránh sự kiểm soát của hải quan, bộ
- (Phạm tội) có tính chất chuyên nghiệp: Đây là trường hợp buôn lậu từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa; chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội buôn lậu làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội buôn lậu làm nguồn sống chính (Xem: Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC).
- Vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
- Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
- Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- (Phạm tội trong trường hợp) tái phạm nguy hiểm.
Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tiền từ 1,5 tỉ đồng đến 05 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Vật phạm phép trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỉ đồng;
- Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỉ đồng.
Khung hình phạt tăng nặng thứ 3 có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
50 triệu đồng đến 03 tỉ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Thông tin liên hệ luật sư
Trên đây là bài viết tư vấn về Các tội xâm phạm quản lý kinh tế là gì?. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X qua số hotline 0833102102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
Trong Bộ luật hình sự năm 2015, các tội xâm phạm trật tự quản li kinh tế được quy định ở chương XVIII. Xét về cấu trúc, so với quy định trước đó, chương XVII của Bộ luật hình sự năm 2015 có Điểm mới là được chia thành 3 mục với các tội danh được xếp theo nhóm tương ứng. Đó là:
– Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại;
– Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm;
– Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lí kinh tế
Khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Các tội xâm phạm về trật tự quản lý kinh tế xâm quan hệ xã hội bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đó là chế độ quản lý điều hành toàn bộ nền kinh tế của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích của nhà nước, của các tổ chức kinh tế, quyền và lợi ích, tính mạng sức khỏe của người tiêu dùng… được thể chế hóa trong quy định pháp luật của nhà nước.
Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Hành vi cố ý vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế ở các mức độ khác nhau với mục đích vụlợi. Hành vi phạm tội được thể hiện có thể là dạng hành động hoặc không hành động và đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân hoặc cho từng ngành lĩnh vực nhất định
Hậu quả: Tùy từng trường hợp, mức độ hậu quả khác nhau. trong một số trường hợp hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.