Hiện nay, Duy Anh đang theo học ngành hàng hải của trường đại học Giao thông vận tải. Bên cạnh đó Duy Anh cũng đang tìm hiểu một số thông tin về các nguyên tắc thế chấp tàu biển. Theo Duy Anh được biết thì thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của chính mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp. Chính vì vậy nên các nguyên tắc thế chấp tàu biển vô cùng quan trọng. Đồng thời Duy Anh cũng đang băn khoăn về các nguyên tắc và điều kiện để thế chấp tàu biển Việt Nam. Vậy theo quy định các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam bao gồm những gì? Pháp luật quy định về điều kiện thế chấp tàu biển Việt Nam như thế nào?
Hãy cùng Luật sư X giải đáp thắc mắc qua bài viết ” Các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế chấp tàu biển là gì?
Tại Điều 37 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về thế chấp tàu biển Việt Nam như sau:
Thế chấp tàu biển Việt Nam
1. Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp.
2. Chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của mình cho bên nhận thế chấp theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.
4. Các quy định về thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với việc thế chấp tàu biển đang đóng.
Như vậy, thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó.
Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.
Các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam?
Tại Điều 38 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam như sau:
Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam
1. Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển.
2. Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác thì việc thế chấp tàu biển đó được chuyển tương ứng.
4. Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thứ tự ưu tiên của các thế chấp được xác định trên cơ sở thứ tự đăng ký thế chấp tương ứng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
5. Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
6. Thế chấp tàu biển chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;
b) Việc thế chấp tàu biển được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
c) Tàu biển thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Tàu biển thế chấp bị tổn thất toàn bộ;
đ) Theo thỏa thuận của các bên.
7. Bên nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp.
Như vậy, các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam bao gồm:
– Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển.
– Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp.
– Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.
– Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Thế chấp tàu biển chấm dứt trong trường hợp sau đây:
+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;
+ Việc thế chấp tàu biển được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
+ Tàu biển thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Tàu biển thế chấp bị tổn thất toàn bộ;
+ Theo thỏa thuận của các bên.
– Bên nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp.
Những nội dung cơ bản của đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam?
Tại Điều 39 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam như sau:
Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam
1. Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu;
b) Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp;
c) Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ.
2. Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
3. Thông tin về việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được cấp cho người có yêu cầu.
4. Người đăng ký thế chấp tàu biển và người khai thác thông tin về thế chấp tàu biển phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam.
Như vậy, đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:
– Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu;
– Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp;
– Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ.
Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển được quy định ra sao?
Căn cứ vào Điều 42 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển như sau:
“Điều 42. Hồ sơ đăng ký đối với tàu biển
1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01c tại Phụ lục (01 bản chính);
b) Hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
2. Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 02c tại Phụ lục (01 bản chính);
b) Văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển giao nghĩa vụ có bảo đảm bằng tàu biển trong trường hợp thay đổi bên bảo đảm, thay đổi bên nhận bảo đảm hoặc văn bản khác chứng minh có căn cứ thay đổi trong trường hợp không có văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
c) Trường hợp đăng ký thay đổi để bổ sung việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm nhưng nội dung đã đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này thì hồ sơ đăng ký là Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 02c tại Phụ lục (01 bản chính).
3. Hồ sơ xóa đăng ký bao gồm Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 03c tại Phụ lục (01 bản chính) và nộp thêm giấy tờ, tài liệu sau đây (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
a) Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm và trên Phiếu yêu cầu không có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm;
b) Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã có hiệu lực pháp luật hoặc Văn bản xác nhận kết quả thi hành án trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên hoặc người mua tài sản bảo đảm trong xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
c) Hợp đồng hoặc văn bản khác không thuộc điểm b khoản này đã có hiệu lực pháp luật chứng minh về việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm;
d) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân trong trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm l khoản 1 Điều 20 Nghị định này.
4. Hồ sơ đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04c tại Phụ lục (01 bản chính);
b) Văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm là tàu biển (01 bản chính);
c) Trường hợp đăng ký thay đổi, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm thì hồ sơ đăng ký là Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04c tại Phụ lục (01 bản chính).“
Theo đó, khi có đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển thì bên đề nghị đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
– 01 bản chính phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm;
– 01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hợp đồng bảo đảm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Giải thể công ty Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thế chấp tàu biển có cần phải lập thành văn bản hay không?
- Cơ quan nào cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng?
- Tàu biển chuyên hoạt động tuyến nước ngoài phải đăng ký không?
Câu hỏi thường gặp
Các loại tàu biển sau đây được thế chấp:
– Tàu biển đăng ký không thời hạn;
– Tàu biển đăng ký có thời hạn;
– Tàu biển đang đóng;
– Tàu biển đăng ký tạm thời;
– Tàu biển loại nhỏ.
Theo quy định tại Điều 319 Bộ luật dân sự 2015 về hiệu lực của thế chấp tài sản
1. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Như vậy, thông thường hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
Người yêu cầu đăng ký thế chấp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển sau đây:
– Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
– Hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).