Nghị quyết 43/2022/QH15 được đánh giá là chủ trương kịp thời, giúp người dân và doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa kịp cập nhật, dẫn tới việc gặp khó khăn khi lập hóa đơn, áp dụng quy định giảm thuế GTGT. Vậy các mặt hàng không được giảm thuế GTGT tìm ở đâu? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Các mặt hàng không được giảm thuế GTGT tìm ở đâu?
Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân được sớm thụ hưởng chính sách miễn, giảm thuế, thuận lợi trong việc xuất hóa đơn, Chính Phủ đã ban hành nghị định số 15/2022/NĐ-CP.
Nghị định số 15/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày01/02/2022 đã quy định chi tiết về mức giảm, đối tượng giảm và trình tự thực hiện việc giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%. Theo quy định tại Điều 1 nghị định 15/2022/NĐ-CP, việc giảm thuế suất thuế GTGT 2% được áp dụng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.
Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP
Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP
Việc giảm thuế giá trị gia tăng 2% được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định giảm thuế giá trị gia tăng được nêu ở trên.
Doanh nghiệp, người nộp thuế có thể tra cứu các mặt hàng không được giảm thuế GTGT tại phụ lục I, II, III nghị định 15/2022/NĐ-CP.
Tóm tắt danh mục hàng hóa, dịch vụ không được được giảm thuế GTGT
Các nhóm hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế VAT 2% các sản phẩm được quy định tại phụ lục I, các phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tại phụ lục II và các sản phẩm công nghệ thông tin quy định tại phục lục III Nghị định 15/2022/NĐ-CP:
- Sản phẩm khai khoáng
- Sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo
- Dịch vụ thông tin, truyền thông
- Dịch vụ tài chính
- Ngân hàng
- Bảo hiểm
- Kinh doanh bất động sản
- Kim loại,
- Than cốc,
- Dầu mỏ tinh chế,
- Sản phẩm hoá chất …
Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không được giảm thuế VAT 2% gồm
Hàng hóa:
- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
- Rượu;
- Bia;
- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
- Tàu bay, du thuyền;
- Xăng các loại;
- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
- Bài lá;
- Vàng mã, hàng mã.
Dịch vụ
- Kinh doanh vũ trường;
- Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
- Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
- Kinh doanh đặt cược;
- Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
- Kinh doanh xổ số.
Các sản phẩm, hàng hóa công nghệ thông tin không được giảm thuế VAT 2% gồm:
- Thẻ thông minh,
- Card âm thanh,
- Máy vi tính,
- Máy tính,
- Máy bán hàng,
- ATM,
- Máy quét,
- Máy in có kết nối với Máy xử lý dữ liệu tự động,
- Màn hình và máy chiếu,
- Ô lữu trữ,
- Máy quay truyền hình,
- Camera truyền hình,
- Điện thoại di động phổ thông và thông minh,
- Máy tính bảng …
Các bước tra cứu sản phẩm được giảm hoặc không được giảm thuế GTGT
Các sản phẩm không được giảm thuế GTGT 2% được quy định trong phụ lục I, II, III nghị định 15/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên, danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm tương đối lớn. Điều này khiến nhiều kế toán gặp khó khăn khi tra cứu hàng hóa/dịch vụ không được giảm.
Để tra cứu mặt hàng của doanh nghiệp chịu thuế 8% hay 10%, đơn vị có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Liệt kê các sản phẩm mà đơn vị đang sản xuất, kinh doanh, mua bán… Đơn vị cần liệt kê đầy đủ các sản phẩm có phát sinh doanh thu, xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
- Bước 2: Tra cứu các sản phẩm vừa lập tại quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2018, ghi lại các mã sản phẩm tương ứng.
- Bước 3: So sánh các mã sản phẩm vừa liệt kê với các mã hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Phụ lục I, II, III Nghị định số 15/2022/NĐ-CP và so sánh kết quả.
Nếu mã hàng hóa, dịch vụ trùng nhau –> Doanh nghiệp không được ưu đãi, xuất hóa đơn GTGT 10%
Nếu mã hàng hóa, dịch vụ không trùng nhau –> Doanh nghiệp được ưu đãi, xuất hóa đơn GTGT 8%
Lưu ý khi tra cứu danh mục hàng hóa, áp dụng quy định giảm thuế suất GTGT 2%
Khi tra cứu danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm, không được giảm thuế GTGT 2% và xuất hóa đơn, doanh nghiệp cần lưu ý:
- Nếu các loại hàng hoá, dịch vụ nêu trên không phải chịu thuế GTGT hoặc chỉ phải chịu thuế GTGT 5% thì không được giảm thuế GTGT.
- Cần lập hóa đơn riêng cho các hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 8%
- Trường hợp đã lập hóa đơn ghi thuế suất 8% nhưng không tách riêng mà ghi chung trên 1 hóa đơn với các hàng hóa, dịch vụ có thuế suất khác nhau thì người nộp thuế tiến hành lập hóa đơn thay thế, điều chỉnh để tách riêng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 8%
- Việc giảm thuế GTGT áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
Mời bạn xem thêm:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Các mặt hàng không được giảm thuế GTGT tìm ở đâu? Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về thuế và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như đăng ký bảo hộ logo công ty, mẫu trích lục bản án ly hôn,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
– Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn theo quy định pháp luật về thuế.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
– Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.