Hiện nay, tôi đang theo học ngành hoa tiêu hàng hải của trường đại học Giao thông vận tải. Bên cạnh đó tôi cũng đang tìm hiểu một số thông tin về việc đăng ký cho tàu biển. Theo tôi được biết thì chủ tàu biển cần phải nắm rõ được những điều kiện để bổ sung và phải biết cách điều chỉnh phù hợp với những điều kiện đó. Chính vì vậy nên điều kiện để đăng ký tàu biển vô cùng quan trọng. Đồng thời tôi cũng đang băn khoăn về các loại tàu biển phải đăng ký. Vậy theo quy định các loại tàu biển nào phải đăng ký? Pháp luật quy định về điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam như thế nào? Luật sư X sẽ làm rõ những vấn đề này thông qua bài viết ” Các loại tàu biển nào phải đăng ký?” dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là tàu biển Việt Nam?
Điều 14 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam. Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 20 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam như sau:
Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam
1. Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
c) Tên gọi riêng của tàu biển;
d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
g) Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.
Như vậy, tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
– Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
– Tên gọi riêng của tàu biển;
– Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
– Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
– Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
– Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Các loại tàu biển nào phải đăng ký?
Tại Điều 19 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về các loại tàu biển phải đăng ký như sau:
Các loại tàu biển phải đăng ký
1. Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
a) Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;
b) Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
c) Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
2. Việc đăng ký các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.
Như vậy, các loại tàu biển phải đăng ký tại Việt Nam bao gồm:
– Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;
– Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
– Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
Các hình thức đăng ký tàu biển Việt Nam
Điều 17 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm các hình thức sau đây:
– Đăng ký tàu biển không thời hạn;
– Đăng ký tàu biển có thời hạn;
– Đăng ký thay đổi;
– Đăng ký tàu biển tạm thời;
– Đăng ký tàu biển đang đóng;
– Đăng ký tàu biển loại nhỏ.
Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam có nội dung cơ bản nào?
Tại Điều 24 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam như sau:
Nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam
1. Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên cũ, tên mới của tàu biển; tên, nơi đặt trụ sở của chủ tàu; tên, nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của chủ tàu nước ngoài; tên, nơi đặt trụ sở của người thuê tàu trần, người thuê mua tàu xin đăng ký; tên người khai thác tàu (nếu có); loại tàu biển và mục đích sử dụng;
b) Cảng đăng ký;
c) Số đăng ký;
d) Thời điểm đăng ký;
đ) Tên, địa chỉ nhà máy đóng tàu biển và năm đóng tàu biển;
e) Các thông số kỹ thuật chính của tàu biển;
g) Tình trạng sở hữu tàu biển và những thay đổi có liên quan đến sở hữu;
h) Thời điểm và lý do của việc xóa đăng ký;
i) Thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển.
2. Mọi thay đổi về nội dung đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này phải được ghi rõ vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Như vậy, sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:
– Tên cũ, tên mới của tàu biển; tên, nơi đặt trụ sở của chủ tàu; tên, nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của chủ tàu nước ngoài; tên, nơi đặt trụ sở của người thuê tàu trần, người thuê mua tàu xin đăng ký; tên người khai thác tàu (nếu có); loại tàu biển và mục đích sử dụng;
– Cảng đăng ký;
– Số đăng ký;
– Thời điểm đăng ký;
– Tên, địa chỉ nhà máy đóng tàu biển và năm đóng tàu biển;
– Các thông số kỹ thuật chính của tàu biển;
– Tình trạng sở hữu tàu biển và những thay đổi có liên quan đến sở hữu;
– Thời điểm và lý do của việc xóa đăng ký;
– Thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Các loại tàu biển nào phải đăng ký?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đổi tên bố trong giấy khai sinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Tàu biển chuyên hoạt động tuyến nước ngoài phải đăng ký không?
- Quyền và nghĩa vụ của đại lý tàu biển theo quy định năm 2022
- Quy định mới về hồ sơ đăng ký tàu cá nộp ở cơ quan nào?
Câu hỏi thường gặp
Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
+ Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;
+ Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
+ Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
+ Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
+ Tên gọi riêng của tàu biển;
+ Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
+ Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
+ Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
+ Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 16/2018/NĐ-CP thì:
3. Khi đi trong lãnh hải Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch theo quy định.
Theo quy định tại Điều 29 Luật Biển 2012. Hoạt động của tàu ngầm của nước ngoài trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam được quy định như sau:
Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.
Theo như quy định trên, ta biết được tàu ngầm nước ngoài khi vào nội thuỷ; lãnh hải Việt Nam bắt buộc nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch theo quy định.