Thông thường khi người lao động nhận lương mà người sử dụng lao động chi trả hoặc lương do ngân sách nhà nước chi trả thì sẽ phải nộp một số khoản nhất định cho Nhà nước. Những khoản đóng này sẽ được sử dụng vào các mục đích khác nhau và được thu bằng hình thức trừ trực tiếp vào tiền lương hàng tháng của người lao động được hưởng. Vậy thì “Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên” gồm những khoản nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Tiền lương của người lao động theo quy định
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Trong đó:
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
– Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;
– Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
Hình thức trả tiền lương
Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:
-Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
+ Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
+ Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
+ Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
+Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.
– Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
– Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương trên được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.
Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên
Thông thường số thỏa thuận về mức lương trong hợp đồng lao động đã bao gồm các khoản nghĩa vụ mà người lao động phải đóng trong nhà nước. Nên người sử dụng lao động thường sẽ thực hiện khấu trừ ngay các khoản nghĩa vụ đó trước khi chi trả lương hàng tháng cho người lao động.
Tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc
Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mỗi tháng, người lao động sẽ phải trích một phần tiền lương để đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) , bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với số tiền bằng 10,5% tiền lương.
Cụ thể như sau:
– 8% đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Đối tượng áp dụng: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên (theo khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014).
– 1,5% đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.
Đối tượng áp dụng: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.
– 1% còn lại được đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng áp dụng: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.
Khoản đóng đoàn phí
Khoản đóng đoàn phí này áp dụng đối với người lao động là đoàn viên công đoàn
Nếu người lao động có tham gia công đoàn hay còn gọi là đoàn viên công đoàn, hàng tháng phải đóng đoàn phí công đoàn tuyển dụng nhân sự
Mức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng bằng 1% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Khoản khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nếu có (nếu có)
Thu nhập của cá nhân phát sinh từ tiền lương, tiền công phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Nhưng tùy thuộc vào tiền lương của người lao động mà xem xét có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Bởi thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền sau khi đã trừ tiền đóng các khoản bảo hiểm, các khoản giảm trừ…
Do đó, hàng tháng, đơn vị chi trả thu nhập sẽ tính toán, rà soát mức thu nhập của người lao động sau khi đã trừ các khoản sau đây: Để tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định của pháp luật: Đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (nếu có), quỹ hưu trí tự nguyện (nếu có), các khoản giảm trừ gia cảnh.
Tiền khấu trừ do làm hỏng dụng cụ, thiết bị
Theo Điều 102 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động còn có thể bị khấu trừ lương để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
Số tiền này sẽ được trừ hằng tháng vào tiền lương của người lao động nhưng không quá 30% tiền lương thực trả sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Quy định về việc trả lương cho người lao động
– Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
– Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
– Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Nguyên tắc trả lương
– Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
– Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Kỳ hạn trả lương
– Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
– Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
– Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng và cung cấp dịch vụ liên quan tới tư vấn pháp lý về phí chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 91. Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.”
Theo đó, người lao động sẽ được chi trả với mức lương tối thiểu được quy định như trên.
Người sử dụng lao động có quyền:
– Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán và phải được duy trì trong một thời gian nhất định, trường hợp thay đổi hình thức trả lương thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày. Điều này nhằm đảm bảo sự ổn định cho quan hệ lao động, tránh xáo trộn đời sống sinh hoạt của người lao động. Với hình thức trả lương theo thời gian, có thể lựa chọn trả lương theo năm, lương tháng, lương tuần, lương ngày và lương giờ, trong đó trả lương theo tháng là phổ biến và thông dụng nhất.
– Người sử dụng lao động có quyền quy định hệ thống thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương… áp dụng trong đơn vị. Với vị thế, vai trò là người đầu tư vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ và là người thuê lao động, người sử dụng lao động có quyền quyết định phân phối thu nhập trong đơn vị mình thể hiện qua quyền quy định hệ thống thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế lương, phụ cấp lương, nâng bậc, nâng lương, tiền thưởng…. cho đơn vị.
– Người sử dụng lao động có quyền khấu trừ tiền lương của người lao động theo quy định của pháp luật (Điều 102 Bộ luật lao động năm 2019). Theo đó, khi người lao động có hành vi làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị gây thiệt hại về tài sản cho doanh nghiệp thì người sử dụng lao động có quyền khấu trừ vào tiền lương trước khi trả cho người lao động.
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương trực tiếp, đầy đủ và phải đúng thời hạn cho người lao động. Trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp vì lý do bất khả kháng thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người đã được người lao động uỷ quyền hợp pháp theo quy định.
– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện chế độ trợ cấp lương, tiền thưởng và thực hiện việc trả lương cho người lao động theo các quy định của pháp luật, có nghĩa vụ thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và thỏa ước sự thỏa thuận khác giữa các bên.