Quyền sử dụng đất là rất quan trọng đối với người sử dụng đất bởi đây là tài sản có giá trị cao. Do đó, pháp luật quy định chặt chẽ, cụ thể về giao dịch quyền sử dụng đất. Do đó, việc giao dịch quyền sử dụng đất cần thực hiện theo quy định pháp luật. Hiện nay có nhiều hình thức giao dịch quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất có thể thực hiện. Vậy, Các hình thức giao dịch quyền sử dụng đất hiện nay như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Chủ thể giao dịch quyền sử dụng đất theo quy định
Giao dịch về quyền sử dụng đất là giao dịch quan trọng, do đó để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của hai bên thì hai bên đều cần phải nắm được quy định về giao dịch quyền sử dụng đất. Trong đó, chủ thể giao dịch quyền sử dụng đất cũng là vấn đề quan trọng để giao dịch quyền sử dụng đất có hiệu lực. Để hiểu rõ hơn về giao dịch quyền sử dụng đất và chủ thể giao dịch quyền sử dụng đất, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Căn cứ khoản 4 Điều Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về khái niệm giao dịch về quyền sử dụng đất như sau:
“Giao dịch về quyền sử dụng đất là trường hợp các bên liên quan thực hiện việc chuyển đổi hoặc chuyển nhượng hoặc tặng cho hoặc cho thuê, cho thuê lại hoặc thừa kế hoặc thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.“
Như vậy,giao dịch về quyền sử dụng đất là khi các bên liên quan thực hiện việc chuyển đổi hoặc chuyển nhượng hoặc tặng cho hoặc cho thuê, cho thuê lại hoặc thừa kế hoặc thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Chủ thể sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 là người được Nhà nước giao đất, người được Nhà nước cho thuê đất, người được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, người nhận chuyển quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất khác thông qua các hình thức như nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Giao dịch quyền sử dụng đất có thể phân thành mấy loại?
Để dễ dàng hơn trong việc xác định giao dịch quyền sử dụng đất thì giao dịch quyền sử dụng đất được phân loại. Dựa vào chủ thể sử dụng đất sau khi giao dịch quyền sử dụng đất hoàn thành, thì giao dịch quyền sử dụng đất có thể phân thành hai dạng. Vậy, Giao dịch quyền sử dụng đất được phân loại như thế nào? Giao dịch quyền sử dụng đất hiện nay có thể phân thành hai dạng:
– Làm thay đổi chủ thể sử dụng đất: Những giao dịch chuyển quyền sử dụng đất theo khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013 (chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất);
– Không làm thay đổi chủ thể sử dụng đất: giao dịch không chuyển quyền sử dụng đất (thế chấp, cho thuê (cho thuê lại).
Các hình thức giao dịch quyền sử dụng đất hiện nay
Dựa vào việc nhận chuyển quyền sử dụng đất thì có thể có nhiều hình thức giao dịch quyền sử dụng đất. Pháp luật có quy định về việc các trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất từ người khác. Vậy, các hình thức giao dịch quyền sử dụng đất hiện nay gồm những hình thức nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.
Căn cứ khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định nhận chuyển quyền sử dụng đất từ người khác theo các hình thức sau:
(1) Chuyển đổi quyền sử dụng đất (chỉ áp dụng đối với đất nông nghiệp)
Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.”.
Theo đó, chuyển đổi quyền sử dụng đất việc các hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn đổi đất nông nghiệp với nhau nhằm tạo sự thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
(2) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua đất)
Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay nói cách khác là mua đất. Đây là hình thức phổ biến nhất để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất.
(3) Nhận thừa kế quyền sử dụng đất
Thừa kế quyền sử dụng đất là hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất của người chết cho người còn sống. Thừa kế quyền sử dụng đất theo ý chí của người để lại di sản (theo di chúc) hoặc thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật.
(4) Nhận tặng cho quyền sử dụng đất
Tặng cho quyền sử dụng đất là hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác khi các bên còn sống, được thực hiện theo ý chí của người sử dụng đất.
(5) Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất là hình thức mà doanh nghiệp nhận chuyển giao quyền sử dụng đất từ tổ chức, cá nhân khi thành lập doanh nghiệp.
Do đó, có 5 hình thức giao dịch quyền sử dụng đất hiện nay.
Thủ tục thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất năm 2023
Để giao dịch quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật và để đảm bảo quyền lợi của mình nếu có tranh chấp xảy ra thì việc giao dịch quyền sử dụng đất cần thực hiện theo quy trình, thủ tục pháp luật quy định. Vì vậy, khi thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất cần tuân thủ quy định pháp luật. Hãy theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn về thủ tục thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất như thế nào?
Bước 1: Hai bên sẽ đến văn phòng công chứng thành lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiến hành công chứng chứng hợp đồng. Khi đi thì mình sẽ mang theo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , sổ hộ khẩu của hai bên, đối với trường hợp người mua đã kết hôn thì có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, còn chưa thì phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Hồ sơ gồm:
– Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký).
– Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
– CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
– Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.
– Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày Sau khi có thông báo thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Bước 3: Kê khai hồ sơ sang tên. Hồ sơ sang tên sổ đỏ gồm:
– Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.
– Hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng tặng cho; hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)
– Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)
– Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng.
– Thời hạn sang tên: Theo quy định của pháp luật
Bước 4: Nộp đủ lệ phí theo quy định và nhận sổ đỏ.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Các hình thức giao dịch quyền sử dụng đất hiện nay 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật đất đai 2013 như sau:
“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.“
Như vậy, việc thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong đất đai.
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
…
3. Các hành vi vi phạm được xác định là đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm như sau:
a) Hành vi chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê đất trả tiền một lần, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, thuê đất trả tiền một lần, thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất không được giao dịch hoặc không đủ điều kiện giao dịch về quyền sử dụng đất theo quy định mà các bên liên quan đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, văn bản giao dịch đã ký; thời điểm kết thúc hành vi giao dịch về quyền sử dụng đất là thời điểm thực hiện xong các nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng hoặc văn bản đã ký kết;“
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời điểm kết thúc hành vi giao dịch về quyền sử dụng đất là thời điểm thực hiện xong các nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng hoặc văn bản đã ký kết.