Chào Luật sư X, em là sinh viên đang học chuyên ngành luật năm 2 tại TP. Cần Thơ. Nay đang học về môn luật hình sự và có được tìm hiểu qua về các khái niệm và kiến thức về định tội danh. Để thực hiện định tội danh đúng không phải dễ, và chia ra nhiều quan điểm khác nhau nhưng về bản chất thì định tội danh vẫn là việc cơ quan có thẩm quyền ghi nhận và xác nhận về mặt pháp lý phù hợp với các dấu hiệu phạm tội của cấu thành tội được luật sình sự quy định. Vậy hiện nay có các hình thức định tội danh năm 2023 nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015
Khái niệm định tội danh
Để thực hiện được việc định tội danh đúng, chính xác và đầy đủ, chúng ta cần làm rõ khái niệm định tội danh, về khái niệm định tội danh, hiện nay có các quan điểm khác nhau
Ở Việt Nam, cũng có một số nhà khoa học luật hình sự khi bàn về khái niệm định tội danh đã đưa ra một số quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, định tội danh là một trong những giai đoạn hoạt động áp dụng pháp luật do các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử tiến hành. Các cơ quan này căn cứ vào các tình tiết của vụ án, xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của một hành vi cụ thể nào đó để quyết định xem hành vi đó có đủ dấu hiệu của một cấu thành tội phạm đã được pháp luật hình sự quy định hay chưa.
Quan điểm thứ hai cho rằng, định tội danh là việc xác định và ghi nhận về mật pháp lý sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ, thể đã được thực hiện vội các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được pháp luật hình sự quy định.
Quan điểm thứ ba cho rằng “định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính logic, là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cũng như pháp luật tố tụng hình sự, và được tiến hành bằng cách: trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thụ thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện vói các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do luật hình sự quy định, nhằm xác định được sự thật khách quan, tức là đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hoá và phân hoá trách nhiệm hình sự một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật”.
Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được pháp luật hình sự quy định.
Đặc điểm của định tội danh là gì?
Đặc điểm thứ nhất, việc định tội danh phải căn cứ vào bộ luật hình sự, cơ quan có thẩm quyền định tội danh sẽ tiến hành đồng thời 3 việc sau :
- Hiểu, xác định đúng, khách quan về vụ án hình sự
- Hiểu đúng tường tận về các quy định của Bộ Luật Hình sự
- Đối chiếu các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong từng điều quy định về tội danh cụ thể với các tình tiết của hành vi được thực hiện trong thực tế.
Đặc điểm thứ hai, quá trình định tội danh bao gồm 3 giai đoạn cơ bản:
- Nắm được những dấu hiệu chung đặc trưng nhất của hành vi để thoả mãn cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ Luật Hình sự
- Làm sáng tỏ hành vi kể trên đã cấu thành loại tội phạm cụ thể được quy định ở Bộ Luật Hình sự
- Chỉ rõ cấu thành tội phạm về tội danh :
Chủ thể phạm tôi
Lỗi người phạm tội
Hành vi đó đã xâm phạm quan hệ xã hội nào được pháp luật bảo vệ
Các hình thức định tội danh năm 2023
Căn cứ vào chủ thể thực hiện việc định tội danh, khoa học luật hình sự chia định tội danh thành 2 nhóm: Một là, định tội danh chính thức; Hai là, định tội danh không chính thức.
Thứ nhất, Về định tội danh chính thức:
Định tội danh không chính thức là sự đánh giá về mặt nhà nước tính chất pháp lý hình sự của một hành vi phạm tội cụ thể do các chủ thể được Nhà nước uỷ quyền thực hiện. Định tội danh chính thức có các đặc điểm sau:
- Về chủ thể của định tội danh chính thức: Chỉ có thể là người tiến hành tố tụng. Bao gồm: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.
- Về hậu quả pháp lý của định tội danh chính thức: Những đánh giá, những kết luận của chủ thể của định tội danh chính thức là cơ sở pháp lý để khởi tố vụ án, để áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Là cơ sở để ra bản kết luận điều tra, bản cáo trạng và ra bản án.
Thứ hai, về định tội danh không chính thức
Định tội danh không chính thức là sự đánh giá không phải về mặt Nhà nước tính chất pháp lý hình sự của một hành vi phạm tội cụ thể. Định tội danh không chính thức có các đặc điểm sau:
- Về chủ thể của định tội danh không chính thức: Là ngoài nhóm chủ thể của định tội danh chính thức. Thông thường chủ thể của định tội danh không chính thức là những người làm công tác nghiên cứu thể hiện trong các công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách giáo khoa, bài báo. Hoặc là luật gia, luật sư hay bất kỳ người nào quan tâm đến việc nghiên cứu một vụ án hình sự cụ thể đưa ra những bình luận về vụ án đó về phương diện định tội danh.
- Về hậu quả pháp lý của định tội danh không chính thức: Định tội danh không chính thức không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên có liên quan trong vụ án mà chỉ là sự thể hiện ý kiến, quan điểm riêng của các chủ thể này như là sự thể hiện phương pháp nhận thức PLHS.
Các bước xác định tội danh năm 2023
Bước 1. Xác định tội phạm
Xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện, đúng đắn các tình tiết của vụ án trên thực tế dựa vào các chứng cứ đã thu thập được và đánh giá theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự.
Bước 2. Đối chiếu hành vi bị truy tố với các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội danh bị truy tố
Cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào cấu thành cơ bản của điều luật để xác định tội danh. Căn cứ vào đặc điểm riêng trong cấu thành cơ bản mà xác định được tội danh của từng hành vi phạm tội, tránh được sự nhầm lẫn giữa các tội phạm.
Bước 3. Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
Chính là bản án và các quyết định có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục để xác định tội danh cần áp dụng đối với trường hợp phạm tội của người đó.
Ý nghĩa của việc định tội danh đúng
Định tội danh là một trong những giai đoạn cơ bản, một nội dung quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật hình sự và là một trong những biện pháp đưa các quy phạm pháp luật hình sự vào cuộc sống. Định tội danh còn là tiền đề, là cơ sở cho việc ấp dụng các quy phạm pháp luật khác của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự vào thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử. Chẳng hạn, trong quá trình xét xử, thì chỉ sau khi thực hiện xong việc định tội danh, Toà án mới có cơ sở để giải quyết vấn đề áp dụng hình phạt này hay hình phạt khác đôì với người phạm tội…
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, việc định tội danh đúng có ý nghĩa không chỉ về pháp luật mà cả về mặt chính trị – xã hội. Bởi lẽ, định tội danh đúng sẽ là cơ sở cho việc định khung hình phạt đúng và là tiền đề cho việc phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, đồng thời để áp dụng chính xác các quy định của Bộ luật hình sự về các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vị, hình phạt, tái phạm, quyết định hình phạt trong trường hợp nhiều tội phạm… Định tội danh đúng còn là một trong những cơ sở để áp dụng chính xác các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về tạm giam, thời hạn tạm giam, thẩm quyền điều tra, thẩm quyền xét xử… góp phần có hiệu quả vào việc bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Ngược lại, nếu định tội danh sai sẽ dẫn đến các hiệu quả tiêu cực như không bảo đảm được tính công minh, có càn cứ và đúng pháp luật của hình phật được quyết định, làm oan người vô tội, bỏ lọt người phạm tội, thậm chí xâm phạm nghiêm trọng danh dự và nhân phẩm, các quyền tự do của công dân cũng như xâm phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời còn làm giảm uy tín và hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm…
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Các hình thức định tội danh năm 2023“ hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Quá trình thứ nhất, xác định chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ các tình tiết thực tế của vụ án.
Quá trình thứ hai: nhận thức đúng nội dung các quy định trong Bộ luật hình sự.
Quá trình thứ ba, xác định mối quan hệ giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội thực tế với các dấu hiệu được quy định trong các yếu tố cấu thành tội phạm của luật hình sự.
Định tội là một hoạt động trong việc xác định tội danh cho người phạm tội, được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Tuy nhiên lại không có những khái niệm cụ thể về định tội và định tội danh nhưng từ những nội dung phan tích thì có thể hiểu định tội là hoạt động nhận thức, áp dụng pháp luật hình sự được thực hiện trên cơ sở xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội theo đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhất định với các tình tiết của hành vi phạm tội bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự.