Vi phạm về việc sử dụng đất đai là những hành vi trái với quy định của pháp luật đã đề ra. Những hành vi này do chính cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Điều này đã xâm phạm vào những mối quan hệ pháp luật trong lĩnh vực đất đai, và gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Xử lí vi phạm pháp luật đất đai đối với người sử dụng đất là việc áp dụng nhiều hình thức trách nhiệm pháp lí đối với người vi phạm nhằm buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do chính hành vi và hậu quả của hành vi vi phạm mình đã gây ra. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Các hình thức áp dụng xử lý nsdd khi vi phạm sử dụng đất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Đặc điểm các hành vi vi phạm pháp luật đất đai
– Có hành vi trái pháp luật: Những hành vi trái pháp luật này có thể là hành vi thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai, nó xâm phạm tới các khách thể được pháp luật bảo vệ. Hành vi không thực hiện ví dụ như: sử dụng đất đai không đúng mục đích được giao; không áp dụng các biện pháp cải tạo, bồi dưỡng đất đai… hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai như giao đất vượt quá giới hạn mức, chuyển nhượng đất trái phép…
– Yếu tố lỗi: Lỗi có thể là cố ý hoặc vô ý, thể hiện nhận thức của người vi phạm đối với hành vi và hậu quả của hành vi do họ gây ra. Vì thế sẽ không bị coi là có lỗi nếu người đó không nhận thức được hành vi hành vi của mình. Như vậy, để biết được một hành vi có vi phạm pháp luật đất đai hay không thì ta phải căn cứ vào các dấu hiệu, đặc điểm của của hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
– Các hành vi vi phạm pháp luật đất đai được quy định cụ thể tại:
- Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”
- Tại Khoản 3 Điều 97 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
3. Vai trò nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật đất đai và vấn đề xử lý vi phạm Nhận diện và xử lý vi phạm pháp luật đất đai là nhằm ngăn ngừa và trừng phạt những hành vi vi phạm pháp luật đất đai đồng thời giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ những quan hệ, những giá trị được pháp luật ghi nhận. Đó cũng là vấn đề có tính quyết định để duy trì trật tự, kỉ cương và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lí đất
Các hình thức áp dụng xử lý nsdd khi vi phạm sử dụng đất
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với người sủ dụng đất bao gồm các hình thức xử phạt như sau:
“Điều 5. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.”
– Các hình thức xử phạt chính bao gồm:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.
Như vậy, các hình thức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai được thực hiện theo quy định nêu trên.
Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này bao gồm:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này;
– Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;
– Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;
– Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất;
– Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại;
– Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai;
– Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định;
– Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định;
– Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;
– Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai;
– Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
– Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại Điều 35 của Nghị định này;
– Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;
– Thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp phải thu hồi đất quy định tại các Điều 15, 18, 19, 22, 26, 29, 30 và 32 của Nghị định này.
Như vậy, các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai được thực hiện theo quy định nêu trên.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai xử lý như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên năm 2023 gồm những gì?
- Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng năm 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Các hình thức áp dụng xử lý nsdd khi vi phạm sử dụng đất” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn đặt cọc đất … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
– Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Căn cứ theo Điều 230 Bộ luật Hình sự 2015, quy định:
– Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư;
+ Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về tài sản, về sản xuất kinh doanh.
– Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
+ Vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác;
+ Có tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
– Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.