Vào 06h00 ngày 24/07/2021, khi Ủy ban Nhân dân Hà Nội ra Chỉ thị số 17 chính thực có hiệu lực; Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội với 15 ngày. Đến ngày 29/7/2021, Hà Nội lại ra thêm Công văn hỏa tốc số 2434/UBND-KT về việc thống nhất mẫu giấy tờ sử dụng cho một số đối tượng đủ điều kiện lưu thông trên địa bàn Thành phố trong thời gian giãn cách xã hội. Vậy các giấy tờ cần mang theo khi ra đường? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Chỉ thị 17/CT-UBND Hà Nội
Công văn hỏa tốc số 2434/UBND-KT
Nội dung tư vấn
Giãn cách xã hội là gì?
Tại sao cần thực hiện giãn cách xã hội?
Nếu không áp dụng biện pháp giãn cách xã hội có thể làm quá tải hệ thống Y tế khi dịch bệnh bùng phát. Theo các nghiên cứu dịch tễ học, 1 người nhiễm Covid-19 có thể lây bệnh cho 2 người khác, 2 người nhiễm bệnh có thể lây cho 4 người khác, 4 người nhiễm có thể lây cho 16 người khác. Số lượng người nhiễm bệnh sẽ tăng nhanh theo cấp số nhân đến một con số mà mọi người không thể tưởng tượng được, nếu không có các biện pháp phòng, tránh, hạn chế lây lan. Vậy các giấy tờ cần mang theo khi ra đường?
Lúc đó, Hệ thống Y tế không có khả năng điều trị cho toàn bộ người nhiễm bệnh. Những hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực sẽ khiến nhiều người bệnh không được điều trị hoặc chậm trễ trong điều trị, gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội. Mọi chuyện sẽ hoàn toàn thay đổi nếu chúng ta áp dụng tốt biện pháp giãn cách xã hội:
- Tốc độ lây lan của dịch bệnh sẽ được kiềm hãm;
- Nền y tế sẽ không bị quá tải và mọi người đều sẽ có cơ hội được điều trị;
- Có đủ thời gian để những người đã nhiễm bệnh được điều trị và phục hồi.
Những cơ quan nào được đi làm trong mùa dịch?
Theo Điều 3 Chỉ thị 17 của UBND thành phố Hà Nội thi yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, như sau:
Đóng cửa, tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ; trừ các trường hợp sau:
- Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho Nhân dân trên địa bàn;
- Cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch;
- Cở sở dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như dịch vụ công chứng, dịch vụ luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội.
- Hoạt động tang lễ: chỉ tổ chức nghi lễ trong phạm vi gia đình, không quá 20 người, không tổ chức các đoàn viếng.
Các cơ sở được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu; phải đáp ứng điều kiện phòng chống dịch theo quy định và chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng; yêu cầu kiểm soát toàn bộ người đến mua hàng/sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QRCode. Vậy các giấy tờ cần mang theo khi ra đường?
Các giấy tờ cần mang theo khi ra đường
Theo Công văn này, các giấy tờ cần mang theo khi ra đường: giấy đi đường,… trong các trường hợp cụ thể sau:
Đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố
Các giấy tờ cần mang theo khi ra đường chỉ những trường hợp thực sự cần thiết: Trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu thì cán bộ, nhận viên được tham gia giao thông.
Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên gây lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch và cấp Giấy đi đường.
Đối với người lao động trong Thành phố làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất
Bao gồm cả: các doanh nghiệp trong và ngoài Khu, Cụm công nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu; lực lượng duy trì hệ thống, bảo trì, bảo dưỡng các nhà máy; cơ sở sản xuất, kinh doanh vụ trong Thành phố được tham gia giao thông khi:
Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý chặt chẽ người lao động, cam kết về việc đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch, lập Kế hoạch hoạt động, kèm theo Danh sách người lao động, cấp Giấy đi đường. Các giấy tờ cần mang theo khi ra đường.
Đối với người ở tỉnh, thành khác vào Thành phố các giấy tờ cần mang theo khi ra đường.
Đối với người ở tỉnh, thành khác vào Thành phố làm việc, lao động; trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động; cần có Giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (Giấy đi đường).
Đối với cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội
Đối với cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú; tại Hà Nội làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác: Cần có Giấy xác nhận là cán bộ, công nhân, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; trên địa bàn tỉnh, thành phố đó; và Giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú (Giấy đi đường).
Đối với các trường hợp khác
Người ở tỉnh, thành khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh; tại cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố; lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa đón) cần chuẩn bị:
Căn cước công dân, Hộ chiếu, Vé máy bay, kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 03 ngày). Đối với bệnh nhân phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện; lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn Thành phố.
Riêng đối với lễ tang ngoài Thành phố cần có: Danh sách thành viên trong gia đình và người phục vụ tham gia tang lễ, cam kết của gia đình đảm bảo thực hiện nghiêm túc theo chỉ thị 17 của Thành phố.
Các trường hợp ra, vào thành phố vì lý do công vụ
Các trường hợp ra, vào Thành phố vì lý do công vụ; phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia; phải có các loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó và Giấy đi đường.
Trường hợp người dân đi ra khỏi Thành phố trước ngày 24/7/2021
Thời điểm ban hành Chỉ thị 17 muốn quay lại Thành phố; các trường hợp người buôn bán hàng hóa thiết yếu; từ các địa phương, tỉnh, thành khác; vào Hà Nội cần chuẩn bị:
Căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán; kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR; có giá trị trong vòng 03 ngày.
Uỷ ban Nhân dân Thành phố giao Công an Thành phố, quận, huyện, thị xã; và các lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát: Căn cứ nội dung nêu trên tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng nêu trên tham gia đi đường thuận lợi.
Hi vọng bài viết các giấy tờ cần mang theo khi ra đường? sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0936128102
Câu hỏi thường gặp:
Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được hiểu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản,…
Mà tình dục thì thuộc nhu cầu cơ bản của con người. Bao cao su dùng để tránh thái, tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Vì vậy, Bao cao su có thể được xem là hàng hóa thiết yếu.
Theo hướng dẫn của Sở Tư pháp Hà Nội; thì Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người; hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19; thì bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân; 40.000.000 đồng đối với tổ chức.
Các giấy tờ cần mang theo khi ra đường? Vì việc đi cách ly tập trung à theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; nên nhân viên hay người lao động sẽ được hưởng lương như sau:
Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống; thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc; thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận; nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.