Khi gặp phải nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của bản thân thì pháp luật cho phép người dân thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng. Việc phòng vệ chính đáng sẽ được pháp luật bảo vệ và khi hành vi phòng vệ chính đang này không vượt quá giới hạn cho phép thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hành vi phòng vệ chính đáng cũng phải có giới hạn và không được vượt qua mức giới hạn đó. Nếu vượt quá thì sẽ phạm vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo pháp luật. Vậy ” các điều kiện của phòng vệ chính đáng” là gì?. Hãy cung Luật sư X tìm hiểu nhé.\
Câu hỏi: Chào luật sư, thời gian trước khi đang trên đường đi làm về thì anh trai tôi có bị 1 người xông đến cướp tài sản. Lúc đó trên tay kẻ cướp có dao và có ý định đâm anh tôi, anh tôi đã phản ứng nhanh và vật lộn với kẻ cướp, trong quá trình vật lộn với kẻ cướp, anh tôi đã đẩy kẻ cướp và không may răng kẻ cướp đó bị vấp và đã bị ngã đầu đập vào tảng đá và bị hôn mê. Trong quá trình điều tra xác minh, cơ quan công an đã kết luận hành vi của anh tôi là hành vi phòng vệ chính đáng. Luật sư cho tôi hỏi là hành vi phòng vệ chính đáng thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mifw bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Phòng vệ chính đáng là gì?
Tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 đưa ra cho ta khái niệm về phòng vệ chính đáng như sau:
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Thông thường nhà nước không cấp quyền tự xử lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức. Khi quyền và lợi ích của những chủ thể nên trên bị xâm phạm trái pháp luật; họ phải căn cứ theo pháp luật đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cấp bách, để bảo vệ một cách kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của họ; Bộ luật Hình sự năm 2015 cho phép cá nhân được quyền chống trả gây thiệt hại nhất định cho người đang có hành vi xâm phạm các quyền và lợi ích nói trên..
Phòng vệ chính đáng là một quyền được pháp luật trao cho mỗi cá nhân.
Mỗi cá nhân dùng quyền đó để tự bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản cảu mình.
Hoặc, mỗi cá nhân có thể dùng quyền đó để bảo vệ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Bản chất của phòng vệ chính đáng
Mục đích của Phòng vệ chính đáng là nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp đồng thời ngăn chặn hành vi tấn công bằng cách gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công. Chính do mục đích của Phòng vệ chính đáng là bảo vệ lợi ích hợp pháp nên mặc dù người có hành vi phòng vệ gây nên thiệt hại khách quan về hình sự nhưng được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Các điều kiện của phòng vệ chính đáng
Hành vi tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp – cơ sở làm phát sinh quyền Phòng vệ chính đáng: lợi ích hợp pháp là những quyền của Nhà nước, tổ chức và công dân được pháp luật quy định như quyền về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…những hành vi chống trả để bảo vệ lợi ích bất hợp pháp không được coi là phòng vệ chính đáng.
Hành vi tấn công phải có thật và đang diễn ra chứ không phải do suy đoán tưởng tượng.
Phòng vệ chính đáng phải gây ra thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công: vì có như vậy nguồn gốc làm phát sinh hành vi tấn công xâm phạm lợi ích hợp pháp mới bị loại trừ tận gốc. Hành vi của người phòng vệ chỉ được chống trả gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người có hành vi tấn công.
– Giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng. Sự tương xứng không có nghĩa là sự ngang bằng theo nghĩa cơ học, người tấn công sử dụng công cụ phương tiện gì thì người phòng vệ cũng sử dụng công cụ phương tiện đó hoặc hành vi tấn công gây thiệt hại đến mức nào thì người phòng vệ cũng được gây thiệt hại đến mức độ đó. Sự tương xứng ở đây được hiểu là sự tương xứng về tính chất và mức độ được xác định dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan.
Một số tội danh do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây hậu quả xảy ra, có thể bị một số tội như sau:
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
+ Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
+ Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
+ Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Ngoài ra tùy theo tình tiết tăng nặng có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng
Khi đã có cơ sở cho phép phòng vệ, người phòng vệ có quyền chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm ngay cả trong trường hợp có biện pháp khác tránh được hành vi này. Đó là nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ mà Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã xác định.
Theo Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào người đang có hành vi xâm phạm, vì có như vậy mới đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn hành vi xâm phạm, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại mà hành vi này có thể gây ra. Sự chống trả này của người phòng vệ có thể trực tiếp nhằm vào người tấn công (tính mạng, sức khoẻ, tự do) hoặc có thể chỉ nhằm vào công cụ, phương tiện phạm tội mà người đó đang sử dụng. Dù bằng cách nào thì sự chống trả đều có thể gây thiệt hại nhất định cho người có hành vi xâm phạm.
Sự chống trả của người phòng vệ, theo Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là sự chống trả “cần thiết”. Điều này có nghĩa biện pháp chống ttả của người phòng vệ (phương tiện, phương pháp, thiệt hại) đặt trong hoàn cảnh cụ thể phải là biện pháp cần thiết để có thể ngăn chặn được hành vi xâm phạm, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại mà hành vi này có thể gây ra.
Như vậy, khi xác định phòng vệ chính đáng, không được phép so sánh đơn thuần giữa thiệt hại đã gây ra cho người có hành vi xâm phạm và thiệt hại mà người có hành vi này đe dọa gây ra. Phòng vệ chính đáng không phải là biện pháp trả thù mà là biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội.
Mục đích này chỉ có thể đạt được trong nhiều trường hợp bằng cách phải gây ra thiệt hại lớn hơn cho người có hành vi xâm phạm. Việc đặt vấn đề so sánh hai thiệt hại trong nhiều trường hợp cũng không thực tế, vì có thể tính chất của hai loại thiệt hại – thiệt hại bị đe dọa gây ra và thiệt hại mà người phòng vệ gây ra hoàn toàn khác nhau như trong trường hợp phòng vệ đối với hành vi hiếp dâm. Tuy nhiên, thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm là một yếu tố thể hiện tính chất và mức độ của hành vi chống trả cho nên chỉ được phép ở mức độ nhất định để có thể đảm bảo tính cần thiết của sự chổng trả.
Phòng vệ chính đáng cũng không đòi hỏi phương pháp, phương tiện người phòng vệ được phép sử dụng phải tương tự với phương pháp, phương tiện người có hành vi xâm phạm sử dụng. Đòi hỏi như vậy là không thực tế và không phù hợp vói mục đích của phòng vệ chính đáng.
Tóm lại, phòng vệ chính đáng đòi hỏi biện pháp chống trả nói chung (trong đó bao gồm có phương tiện, phương pháp và thiệt hại) là biện pháp cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm đặt trong hoàn cảnh cụ thể.
Đe đánh giá sự cần thiết và phù hợp này, trước hết cần phải dựa vào những căn cứ sau:
– Tính chất của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm phạm;
– Mức độ thiệt hại bị đe doạ gây ra;
– Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi xâm phạm;
– Tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện hay công cụ mà người có hành vi xâm phạm sử dụng;
– Khả năng phòng vệ của người phòng vệ đặt trong hoàn cảnh cụ thể V.V..
Việc đánh giá này ttong thực tế là việc hết sức phức tạp. Điều đó đối với người phòng vệ lại càng không phải là đơn giản: “… người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chong trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ”.
Do vậy, sự cần thiết nói trong phòng vệ chính đáng chỉ đòi hỏi là sự cần thiết tương đối. Trường hợp không cần thiết nhưng sự không cần thiết đó không rõ ràng cũng được coi là trường hợp cần thiết.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Các điều kiện của phòng vệ chính đáng“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; giải thể công ty trọn gói; mẫu tạm ngừng kinh doanh ; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
- Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 22 BLHS 2015 quy định “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”. Trong trường hợp này người phòng vệ đã có quyền phòng vệ, đã phòng vệ tuy nhiên đã phòng vệ quá mức cần thiết, tức hành vi PVCĐ đó so với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi bị xâm hại thì nó không xứng đáng.
Nếu hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người này phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể theo Điều 136 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Quyền phòng vệ chính đáng của cá nhân chỉ phát sinh khi có các điều kiện sau:
Thứ nhất, có hành vi xâm hại bất hợp pháp gây ra. Hoặc, hành vi xâm hại bất hợp pháp đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quyền hoặc lợi ích hơn pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Thứ hai, hành vi xâm hại các quyền hoặc lợi ích cần bảo vệ đang tồn tại.