Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Các bước tra cứu nhãn hiệu

Ngọc Anh by Ngọc Anh
Tháng 9 27, 2022
in Luật Sở Hữu Trí Tuệ
0

Có thể bạn quan tâm

Điều kiện đăng ký quyền tác giả là gì?

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp năm 2024

Mẫu tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện hành

Sơ đồ bài viết

  1. Nhãn hiệu là gì ?
  2. Các bước tra cứu nhãn hiệu
  3. Video Luật sư X giải về các bước tra cứu nhãn hiệu
  4. Thông tin liên hệ
  5. Câu hỏi thường gặp

Các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ luôn là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Xây dựng nên một thương hiệu đã khó bảo vệ thương hiệu của bàn thân trước thị trường lại càng khó hơn. Chính vì vậy mà nhà nước đã có những thủ tục giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu của mình đó là đăng kí sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu. Tra cứu nhãn hiệu là bước đầu tiên trong việc đăng kí sở hữu trí tuệ. Vậy tra cứu nhãn hiệu là gì? Các bước tra cứu nhãn hiệu như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019

Nhãn hiệu là gì ?

Theo quy định tại điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.

Có thể hiểu “Nhãn hiệu” là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.

Bao gồm có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Với chức năng của công cụ marketing – truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó – nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.Như vậy, Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đồng thời đáp ứng hai điều kiện:

– Dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được, có thể là dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

– Dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Căn cứ theo Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009:

Nhãn hiệu phải đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ sở hữu có toàn quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ.

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. (khoản 17 Điều 4)

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. (khoản 18 điều 4)

Nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau, dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, hoặc tương tự với nhau hoặc có liên quan với nhau. (khoản 19 điều 4)

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (khoản 20 điều 4)

Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp

Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu

Đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng lặp

Việc tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý.

Tránh mất thời gian và chi phí không cần thiết

Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục sở hữu trí tuệ hàng năm là rất lớn. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.

Trong trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở hữu trí tuệ xét duyệt hồ sơ (bên cạnh thời gian nghiên cứu và sáng tạo ra một nhãn hiệu mới)

Kiểm tra tính chính xác

Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa; nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.

Các bước tra cứu nhãn hiệu
Các bước tra cứu nhãn hiệu

Các bước tra cứu nhãn hiệu

Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://iplib.ipvietnam.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).

Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).

Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).

Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.

Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.

Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức này chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn.

Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu

Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Tuy nhiên, nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá sơ bộ một nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không? Tra cứu chuyên sâu sẽ được thực hiện bởi chuyên viên của cục sở hữu trí tuệ khi doanh nghiệp có nhu cầu gửi mẫu đơn lên.

Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng (một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu)

Cách 3: Tra cứu nhãn hiệu trên trang của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)

http://www.wipo.int

Tra cứu trước khi nộp đơn giúp tra cứu các nhãn hiệu đang tồn tại là bước đầu tiên cần thực hiện. Nếu nhãn hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác hoặc vi phạm luật pháp quốc gia, nhãn hiệu có thể bị từ chối đăng ký.

Trước khi nộp đơn đăng ký quốc tế thông qua hệ thống Madrid, nên tra cứu để tìm kiếm các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đã tồn tại (hoặc đăng chờ xử lý) tại thị trường mục tiêu.

Sử dụng hướng dẫn này để tìm hiểu cách thức tra cứu Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu toàn cầu của WIPO (WIPO’s Global Brand Database) trước khi nộp đơn đăng ký nhãn và cách thức tra cứu các đăng bạ nhãn hiệu của các cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia và khu vực.

Cơ sở dữ liệu toàn cầu của WIPO cho phép bạn tra cứu các nhãn hiệu đã đăng ký theo hệ thống Madrid, Tên gọi xuất xứ được đăng ký theo hệ thống Lisbon và các biểu tượng được bảo hộ theo Điều 6ter Công ước Paris. Một số cơ sở dữ liệu nhãn hiệu quốc gia cũng được tích hợp trong cơ sở dữ liệu này. Thông qua cơ sở này có thể:

  • Thực hiện một truy vấn cho nhiều nguồn dữ liệu cùng một lúc;
  • Tìm hiểu các nhãn hiệu chữ trùng hoặc tương tự thông qua nhiều tính năng tra cứu khác nhau như tra cứu theo “đúng-sai”, tương tự, từ gốc, ngữ âm và “gần tương tự”;
  • Tra cứu nhãn hiệu hình trùng hoặc tương tự bằng cách sử dụng chức năng tra cứu hình ảnh.

Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn nếu phát hiện nhãn hiệu trung hoặc tương tự. Việc phát hiện một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự từ trước khi nộp đơn sẽ tốt hơn là sau khi nộp đơn. Thông tin này sẽ cho phép người nộp ra quyết định thích hợp. Điều quan trọng là phải xác định nhãn hiệu trùng hoặc tương tự:

  • Có được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc có liên quan hay không;
  • Có là đối tượng của một đơn đã nộp hoặc một đăng ký đang còn hiệu lực hay không.

Nếu nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhưng đăng ký cho hàng hóa/dịch vụ không liên quan, bạn có thể quyết định tiếp tục đăng ký. Tương tự, nếu nhãn hiệu là đối tượng của đơn đã bị từ chối hoặc của đăng ký đã hết hiệu lực, bạn cũng có thể tiếp tục quá trình đăng ký.

Video Luật sư X giải về các bước tra cứu nhãn hiệu

Mời bạn xem thêm

  • Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?
  • Quy định về gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?
  • Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề ”Các bước tra cứu nhãn hiệu”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự;  công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam, đăng kí bảo hộ nhãn hiệu …. hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có mấy bước tra cứu nhãn hiệu?

Có 4 bước để tra cứu nhãn hiệu
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://iplib.ipvietnam.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).
Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).
Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).
Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.

Các bước tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu là như thế nào?

Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Tuy nhiên, nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá sơ bộ một nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không? Tra cứu chuyên sâu sẽ được thực hiện bởi chuyên viên của cục sở hữu trí tuệ khi doanh nghiệp có nhu cầu gửi mẫu đơn lên.

Cách thức tra cứu nhãn hiệu trên trang của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới?

-Người nộp đơn truy cập vào đường link tra cứu của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới : http://www.wipo.int
-Nhập các dữ liệu hiện có theo các biểu mẫu phân chia có sẵn.
– Ấn tìm kiếm nhãn hiệu cần tra cứu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Các cách tra cứu nhãn hiệu hiện nay?Nhãn hiệu là gì?Nhãn hiệu là gì? Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Mới nhất

Điều kiện đăng ký quyền tác giả

Điều kiện đăng ký quyền tác giả là gì?

by Hương Giang
Tháng 3 11, 2024
0

Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng có ý nghĩa rất lớn đối với...

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp năm 2024

by Hương Giang
Tháng mười một 29, 2023
0

Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những quyền thuộc đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Đây...

Mẫu tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu

Mẫu tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện hành

by Trịnh Trang
Tháng 10 27, 2023
0

Nhãn hiệu là một trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, do đó để xác lập quyền đối...

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền là bao nhiêu chuẩn 2023?

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền là bao nhiêu chuẩn 2023?

by Trà Ly
Tháng 10 24, 2023
0

Để có thể nhận được Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền thì người nộp đơn đăng ký...

Next Post
Top 5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 6 tháng đầu năm 2022

Top 5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 6 tháng đầu năm 2023

Các thông tin cần biết khi mua đất năm 2022

Các thông tin cần biết khi mua đất năm 2022

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x