Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng do nhiều lý do khác nhau muốn tìm đến liệu pháp mang thai hộ. Tuy nhiên, Nhà nước mới chỉ cho phép việc mang thai hộ nhằm mục đích nhân đạo và phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe mà không phải ai cũng thỏa mãn. Vì vậy, một bộ phận không nhỏ các cặp vợ chồng vẫn tìm đến liệu pháp mang thai hộ vì mục đích thương mại dù trái luật. Vậy, các biện pháp đề phòng mang thai hộ vì mục đích thương mại như thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Công văn 4870/BYT-BM-TE
Nội dung tư vấn
Mang thai hộ là gì?
Mang thai hộ hay có cách gọi tiếng anh là Surrogacy. Chỉ việc một người phụ nữ mang thai hay sinh con cho người khác. Người nhận con sẽ là cha mẹ đứa bé chứ không phải người phụ nữ mang thai hộ.
Quy định về mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam hiện hành?
Hiện nay, nhà nước Việt Nam đã cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Tuy nhiên, để đủ điều kiện mang thaihooj vì mục đích nhân đạo thì người xin mang thai hộ và người mang thai hộ đều phải đảm bảo những điều kiện nhất định theo luật. Mang thai hộ không được phép liên quan đến thương mại.
Để biết thêm về quy định chi tiết về việc mang thai hộ, mời bạn đọc xem thêm:
Các biện pháp đề phòng mang thai hộ vì mục đích thương mại
Để phòng việc mang thai hộ vì mục đích thương mại, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện thực hiện một số biện pháp như:
– Tăng cường quản lý việc cho/nhận tinh trùng/noãn/phôi thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai hội vì mục đích nhân đạo.
– Xây dựng quy trình vận chuyển, tiếp nhận tinh trùng/noãn/phôi giữa các bệnh viện và thường xuyên kiểm tra để phòng tránh việc trao đổi.
– Quy trình lấy mẫu tinh dịch có nội dung về việc kiểm soát để bảo đảm mẫu tinh dịch được lấy đúng người và lấy tại bệnh viện, đề phòng tráo mẫu tinh dịch từ ngoài vào.
– Bệnh viện cần rà soát kỹ chỉ định mang thai hộ và xét nghiệm di truyền tiền làm tổ và ban hành quy trình/quy định để đảm bảo các nhân viên thực hiện đúng chỉ định…
Hy vọng thông tin có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, chỉ có quy định về xử lý hình sự với người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại tại Điều 187 Bộ luật Hình sự 2015.
Khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với người nhận mang thai hộ là người đó phải đã từng sinh con một lần và chỉ được mang thai hộ một lần.
Điểm e khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với người nhận mang thai hộ đã có chồng là phải được sự đồng ý của người chồng.
Thỏa thuận về việc mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.