Trong thời buổi giá xăng dầu tăng mạnh như hiện nay, nhiều người dân lo ngại và nghĩ đến việc tàng trư xăng dầu trong nhà để phục vụ các nhu cầu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, như các bạn đã biết, xăng dầu là một trong những mặt hàng dễ gây cháy nổ nhất trong thời buổi hiện nay. Do đó, việc tàng trữ xăng dầu tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nguy hiểm đến an toàn sức khỏe và tính mạng của người dân. Vậy theo quy định, người có hành vi tàng trữ xăng dầu có vi phạm pháp luật hay không? Cá nhân tàng trữ xăng dầu bị xử lý như thế nào theo quy định năm 2022? Các rủi ro khi tàng trữ xăng dầu tại nhà là gì? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Tàng trữ xăng dầu có vi phạm pháp luật hay không?
Việc tích trữ xăng là một mối nguy hiểm tiềm tàng mà không phải cá nhân nào cũng biết.
Theo Điều 13 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 sửa đổi Khoản 8 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định như sau:
Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
3. Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
4. Báo cháy giả.
4a. Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.
5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.
5a. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
6. Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
7. Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.
8. Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Như vậy, xăng dầu là mặt hàng dễ gây cháy, nổ nếu không có hệ thống lưu cất quy chuẩn. Do đó, việc tàng trữ mặt hàng này phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Do đó, khi người dân cần lưu ý khi mua xăng, dầu số lượng ít để tích trữ nhằm mục đích sử dụng thì không bị xử phạt nếu đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy. Nếu tàng trữ xăng dầu mà không đảm bảo quy định phòng cháy, chữa cháy thì hành vi này được xem là vi phạm pháp luật.
Các rủi ro khi tàng trữ xăng dầu
Tăng nguy cơ cháy nổ
Xăng là một loại chất lỏng rất dễ bắt lửa, cháy nhanh vì đặc tính dễ bay hơi, có thể bắt cháy ở nhiệt độ thấp và khi cháy tạo ra nhiều khói độc, cũng như tốc độ lan nhanh sang những khu vực khác.
Thực tế đã có rất nhiều vụ cháy nổ xuất phát từ xăng dầu và để lại những hậu quả đau buồn. Chẳng hạn như vào ngày 8/2/2020, một đám cháy dữ dội đã bùng phát tại nhà ông N.V.V ngụ tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Từ một đám cháy nhỏ do hệ thống điện gặp sự cố, nhưng vì do bén vào bình xăng 12 lít mà bùng phát mạnh, khiến nhiều người trong gia đình ông bị bỏng nặng, thậm chí không qua khỏi vì bị ngạt thở do khí độc.
Khi nghe tin giá xăng tăng cao, người dân không chỉ đổ xăng đầy bình các phương tiện di chuyển, mà còn yêu cầu đổ xăng vào các loại can, chai, bình chứa một cách sơ sài. Tuy nhiên những vật dụng này không đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ theo quy định, rất dễ rò rỉ khi để trong nhà, nhất là khi để cạnh ở những khu vực bếp, thiết bị điện sẽ càng khó kiểm soát hơn.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Xăng hay dầu là những loại chất có nguồn gốc từ dầu mỏ và được pha với các chất hóa học, chất phụ gia khác để phù hợp hơn với hoạt động của máy móc, động cơ mà chúng ta sử dụng.
Chính vì điều này mà mỗi khi đổ xăng cho xe, bạn sẽ ngửi thấy mùi xăng bốc lên nồng nặc khó chịu và những loại hóa chất này không chỉ ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xăng vốn được tạo nên từ nhiều chất hữu cơ có hại cho sức khỏe gồm benzene, toluene, xylene,…Khi bạn dự trữ xăng trong nhà, nếu tiếp xúc với mùi xăng trong thời gian dài sẽ khiến hệ hô hấp của bạn gặp các vấn đề như khó thở, hô hấp kém, mũi liên tục khụt khịt hay thậm chí là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, vô sinh, thiếu máu, ung thư,…
Cá nhân tàng trữ xăng dầu bị xử lý như thế nào theo quy định năm 2022?
Trường hợp cá nhân tàng trữ xăng dầu bị xử lý hành chính
Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 144/2021/ NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
“Điều 32. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
…
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi mang chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”.
Như vậy, trường hợp tích trữ xăng dầu trái phép gây nguy hiểm tới cháy nổ thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Đồng thời, sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phục vụ cho việc tàng trữ trái phép xăng dầu.
Trường hợp cá nhân tàng trữ xăng dầu bị xử lý hình sự
Người có hành vi tích trữ xăng dầu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy, theo Điều 313 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau:
“Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Tuỳ theo mức độ thiệt hại về người và tài sản, người vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy người tích trữ xăng dầu có thể bị phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù.
Như vậy, hành vi tích trữ xăng dầu không nhằm mục đích kinh doanh tiềm ẩn các nguy cơ về cháy nổ, không bảo đảm quy định về phòng cháy chữa cháy là trái quy định pháp luật. Bạn không nên tích trữ để bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Cá nhân tàng trữ xăng dầu bị xử lý như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thủ tục đăng ký kết hôn, trích lục đăng ký kết hôn, xác nhận độc thân, thủ tục kết hôn với người nước ngoài, xác nhận tình trạng hôn nhân online TP. HCM, Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, tuỳ theo mức độ thiệt hại về người và tài sản, người vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy người tích trữ xăng dầu có thể bị phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù.
Theo quy định, người dân hoàn toàn có thể mua xăng vào chai, can để về sử dụng dần mà không hề gặp phải bất cứ khó khăn nào về mặt pháp luật (trừ trường hợp mua về đầu cơ). Pháp luật cũng không quy định là các cây xăng chỉ bán cho người tham gia giao thông, người dân có thể mua xăng đựng vào các dụng cụ, thiết bị khác và không bị hạn chế số lượng.
Nhưng việc tích trữ xăng dầu vào thùng, can, chai tại gia đình cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cháy, nổ cho gia đình và cộng đồng. Đồng thời, xăng dầu rất khó bảo quản vì dễ bay hơi, biến chất sau một thời gian nhất định. Vì thế, nên cân nhắc trước khi quyết định mua xăng, dầu tích trữ tại nhà.
Theo quy định, đầu cơ xăng có thể bị phạt lên đến 100.000.000 đồng và bị tịch thu xăng và Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng. nếu hành vi đầu cơ xăng có đủ cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, với hình phạt cao nhất lên tới 15 năm tù