Chào Luật sư X, đất đai là một trong những đối tượng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam rất được nhà nước quan tâm vì tầm quan trọng không thể thay thế được của đất đai. Trong đó quy định về hạn mức đất là mức giới hạn đất ở được cơ quan có thẩm quyền sử dụng khi công nhận quyền đất ở hay giao đất ở. Nhiều trường hợp người dân chỉ được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhỏ hơn hoặc bằng với hạn mức quy định. Vậy trường hợp cá nhân sử dụng đất vượt hạn mức có được bồi thường? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
Hạn mức đất ở là gì?
Hạn mức đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng khi công nhận quyền sử dụng đất ở, giao đất ở.
Mặc dù là mức giới hạn diện tích đất ở nhưng không đồng nghĩa với việc khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì người dân chỉ được cấp Giấy chứng nhận cho phần diện tích đất ở nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức, thay vào đó người dân vẫn được cấp Giấy chứng nhận cho toàn bộ diện tích thửa đất nếu đủ điều kiện cấp sổ (cấp vượt hạn mức).
Điểm khác biệt giữa trường hợp cấp sổ trong hạn mức và vượt hạn mức là tiền sử dụng đất phải nộp và được tính theo cách khác nhau, cụ thể:
- Có thể không phải nộp tiền sử dụng đất; trường hợp phải nộp thì tiền sử dụng đất được tính theo giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) ban hành.
- Đối với phần diện tích cấp vượt hạn mức thì phải nộp tiền sử dụng đất và được tính theo giá đất cụ thể nên số tiền phải nộp sẽ cao hơn nếu cùng đơn vị diện tích.
Ví dụ: Diện tích cấp sổ là 50m2, cùng vị trí thửa đất có giá 01 triệu đồng/m2 thì tiền sử dụng đất trong và vượt hạn mức được tính như sau:
- Trong hạn mức: Tiền sử dụng đất phải nộp = 50m2 x 01 triệu đồng = 50 triệu đồng.
- Vượt hạn mức: Tiền sử dụng đất cấp vượt hạn mức phải nhân (x) với hệ số K, đồng thời hệ số K khi cấp vượt hạn mức luôn luôn lớn hơn 1. Giả sử hệ số K là 1,3 thì tiền sử dụng đất phải nộp như sau:
- Tiền sử dụng đất phải nộp = 50m2 x 01 triệu đồng x 1,3 = 65 triệu đồng.
Cá nhân sử dụng đất vượt hạn mức có được bồi thường?
Đây là một trong những vấn đề được người sử dụng đất quan tâm, nhất là với những người đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức.
Theo điểm b khoản 1 Điều 77 Luật Đất đai 2013 quy định đối với diện tích đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng vượt hạn mức sử dụng trước ngày 01/7/2014 thì được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Cụ thể, Điều 4 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác mà đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường, hỗ trợ theo diện tích thực tế mà Nhà nước thu hồi.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận: Chỉ được bồi thường đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất nông nghiệp.
Đối với phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp thì không được bồi thường về đất nhưng được xem xét hỗ trợ.
Mức thu tiền sử dụng đất vượt hạn mức
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15/10/1993 tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như lấn, chiếm,… nếu được cấp Giấy chứng nhận thì thu tiền sử dụng đất như sau:
(1) Trường hợp đất có nhà ở thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng trong hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân; đối với diện tích đất ở vượt hạn mức công nhận đất ở (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất.
(2) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để ở mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như lấn, chiếm,… nhưng nay nếu được Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất vượt hạn mức công nhận đất ở theo giá đất cụ thể tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất.
Cách tính tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể
Diện tích vượt hạn mức theo quy định trên đều được tính theo giá đất cụ thể. Tuy nhiên, căn cứ vào giá trị của thửa đất (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) mà giá đất cụ thể được tính theo các phương pháp khác nhau.
Trường hợp 1: Giá đất cụ thể được xác định theo các phương pháp so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư áp dụng đối với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) từ 30 tỷ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; từ 10 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; từ 20 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh còn lại.
Trường hợp 2: Giá đất cụ thể được tính theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng đối với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn lại.
Theo đó, trường hợp 2 là phổ biến hơn cả, chính vì lẽ đó LuatVietnam chỉ rõ cách tính giá đất cụ thể theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất như sau:
Giá đất cụ thể (01m2) = Hệ số điều chỉnh giá đất x Giá đất trong Bảng giá đất
Như vậy, để tính được 01m2 đất vượt hạn mức phải nộp bao nhiêu tiền thì trước tiên phải biết được hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) và giá đất trong Bảng giá đất.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ thành lập công ty Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cá nhân sử dụng đất vượt hạn mức có được bồi thường?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề chia đất thừa kế cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND thì hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được quy định như sau:
(a) Đối với địa bàn xã thuộc thành phố, thị xã: tối đa 120 m2/hộ;
(b) Đối với địa bàn xã đồng bằng thuộc huyện.
Tối đa 150 m2/hộ đối với các vị trí ven đường giao thông, khu vực trung tâm xã, cụm xã thuận lợi cho hoạt động thương mại, dịch vụ, sinh hoạt;
Tối đa 200 m2/hộ đối với các vị trí còn lại.
(c) Đối với địa bàn xã miền núi.
Tối đa 200 m2/hộ đối với các vị trí ven đường giao thông, khu vực trung tâm xã, cụm xã thuận lợi cho hoạt động thương mại, dịch vụ, sinh hoạt;
Tối đa 400 m2/hộ đối với các vị trí còn lại.
Mặc dù Luật Đất đai không giải thích cụ thể như thế nào là hạn mức công nhận đất là gì. Tuy nhiên ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng hạn mức công nhận đất được hiểu là diện tích đất mà hộ gia đình, các nhân được phép sử dụng tối đa do được nhà nước giao, được nhà nước công nhận hay nhận chuyển nhượng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Và tại diện tích đất ở đó người sử dụng đất có quyền, nghĩa vụ khi sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật. Trên đó mỗi người dân được hưởng tối ưu quyền và lợi ích của mình đối với đất và được thực hiện các chính sách ưu đãi về các nghĩa vụ tài chính với đất mà Nhà nước quy định.
Hạn mức công nhận đất ở tại mỗi địa phương đều do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của từng địa phương quy định căn cứ theo quỹ đất và quy hoạch phát triển đô thị của địa phương mình, để phù hợp với quy hoạch phát triển của mỗi địa phương. Đây là một quy định mở nhằm đảm bảo cho các địa phương sẽ linh động hơn trong việc đảm bảo quỹ đât cũng như phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương.
Những quy định chung về hạn mức công nhận đất được quy định như sau:
– Việc Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai và hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở được quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Nếu diện tích đất nhỏ hơn hạn mức thì sẽ được công nhận toàn bộ diện tích kể cả khi nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa nếu đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho người có đất (theo khoản 1 điều 29 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)
– Xác định diện tích đất ở khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở được quy định tại Điều 103 Luật đất đai 2013 và Điều 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 29 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:
Hành vi nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức dưới 01 héc ta;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 01 héc ta đến 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 03 héc ta đến 05 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức trên 05 héc ta.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền vượt hạn mức do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không thực hiện được việc trả lại đất đã nhận chuyển quyền thì Nhà nước thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.