Hiện nay có thể thấy rằng nhiều trường hợp khi cá nhân không kinh doanh nhưng có hoạt động bán hàng và nhiều khách hàng sẽ yêu cầu xuất hóa đơn. Trong những trường hợp đó thắc mắc đặt ra rằng cá nhân không kinh doanh mua hóa đơn lẻ được hay không? Khi thực hiện mua tài sản của cá nhân không kinh doanh có cần hóa đơn hay không cũng là thắc mắc của bạn đọc mà Luật sư X nhận được nhiều trong thời gian vừa qua. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Cá nhân không kinh doanh mua hóa đơn lẻ được hay không?
Đối tượng được cấp hóa đơn lẻ được quy định tại Khoản 2, Điều 13, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, nội dung như sau:
– Trường hợp là các tổ chức không phải doanh nghiệp, hộ, cá nhân có phát sinh hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ cần xuất hóa đơn cho khách nhưng trên thực tế không kinh doanh thì được cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.
– Trường hợp doanh nghiệp sau giải thể, phá sản đã quyết toán thuế, đã đóng mã số thuế, phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua được cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.
– Riêng tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản sẽ được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
Với những quy định được nêu trên đây, các đối tượng được cấp hóa đơn lẻ theo quy định của Bộ Tài chính bao gồm: các tổ chức không phải là doanh nghiệp; hộ và cá nhân không kinh doanh; doanh nghiệp đã giải thể, phá sản. Như vậy, cá nhân không kinh doanh có được mua hóa đơn lẻ không? Căn cứ nội dung này, có thể thấy rằng các cá nhân không kinh doanh mà có phát sinh hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ cần xuất hóa đơn cho khách sẽ được mua hóa đơn lẻ của cơ quan thuế.
Quy định cấp hóa đơn lẻ cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như thế nào?
Về việc cấp hóa đơn lẻ cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của cơ quan thuế được Bộ Tài chính quy định tại Khoản 3, Điều 13, Thông tư số 39/2014/TT-BTC được xác định như sau:
– Đối với các hộ, cá nhân không kinh doanh: Hóa đơn bán lẻ sẽ do những đơn vị sau đây phụ trách cấp:
- Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi cấp mã số thuế.
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trên sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
- Nơi cư trú do hộ, cá nhân tự kê khai (không cần có xác nhận của chính quyền nơi cư trú).
– Đối với các tổ chức: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức đăng ký mã số thuế hoặc nơi các tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi được ghi trong quyết định thành lập chịu trách nhiệm việc cấp hóa đơn lẻ.
– Ngoài ra, nếu các tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có bất động sản cho thuê thì hóa đơn lẻ sẽ do cơ quan thuế quản lý địa bàn có bất động sản thực hiện cấp.
Mua tài sản của cá nhân không kinh doanh có cần hóa đơn?
Căn cứ khoản 3, điều 5, thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế giá trị gia tăng
“Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.
Ví dụ: Ông A là cá nhân không kinh doanh bán 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho ông B với giá là 600 triệu đồng thì ông A không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu được.”
Như vậy về thuế GTGT thì hoạt động này không phải kê khai, tính thuế.
Căn cứ điểm a, khoản 2, điều 13, nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn cấp theo từng lần phát sinh
“2. Quy định về cấp và kê khai xác định nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh như sau:
a) Loại hóa đơn cấp theo từng lần phát sinh
a.1) Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng trong các trường hợp:
– Hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng;
– Tổ chức không kinh doanh nhưng có phát sinh giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
– Doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua;
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thuộc các trường hợp sau:
+ Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua;
+ Tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
+ Bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
a.2) Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn giá trị gia tăng trong các trường hợp:
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuộc các trường hợp sau:
+ Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua;
+ Tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
+ Bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
– Tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.”
Căn cứ quy định trên thì không có trường hợp nào cơ quan thuế cấp hóa đơn theo từng lần phát sinh cho cá nhân không kinh doanh mà có phát sinh bán tài sản.
Căn cứ điểm 2.4, khoản 4, điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC về thuế thu nhập doanh nghiệp
“2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;”
Như vậy thuế Thuế thu nhập cá nhân cũng cho phép các giao dịch mua tài sản của cá nhân không kinh doanh không cần có hóa đơn vẫn được tính vào chi phí được từ khi xác định thuế thu nhập cá nhân
Như vậy, có thể kết luận rằng:
- Không cần hóa đơn lẻ (hóa đơn theo từng lần phát sinh) của cơ quan thuế
- Không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng
- Được tính vào chi phí được trừ khi xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Nếu mua tài sản cần đăng ký quyền sở hữu thì phải làm các thủ tục sang tên đổi chủ với cơ quan chức năng.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Cá nhân không kinh doanh mua hóa đơn lẻ được hay không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về công ty tạm ngừng kinh doanh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm:
- Năm 2022 khi mua hàng online từ nước ngoài có chịu thuế không?
- Bổ sung mặt hàng hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0%
- Điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về khái niệm hoá đơn như sau:
“Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
Hoá đơn của cơ quan thuế chính là chứng từ kế toán được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế. Các đối tượng khi mua hoá đơn của cơ quan thuế cần đáp ứng các điều kiện nhất định để được mua và sau đó phải tuân thủ các quy định về việc sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế.
Hóa đơn bán lẻ là một loại hóa đơn được người bán xuất cho người mua khi người mua mua hàng hóa, dịch vụ.
Hóa đơn bán lẻ không có nhiều giá trị pháp lý và không được quản lý bởi cơ quan thuế.
Các cá nhân, tổ chức có thể tự thiết kế, in ấn mẫu hóa đơn do mình thiết kế để thuận tiện cho quá trình sử dụng của mình.
Theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 34/2014/TT-BTC:
“Hóa đơn bán lẻ là loại hóa đơn người bán sẽ lập và xuất cho người mua ngay khi phát sinh một giao dịch mua bán có tổng trị giá hơn 200.000 đồng.”