Thế chấp là một phương thức bảo đảm rất phổ biến hiện nay. Thông thường người dân sẽ dùng tài sản thế chấp tại các ngân hàng, tuy nhiên việc vay vốn tại ngân hàng thường rất khó khăn, thời gian chờ đợi lâu đôi khi gay khó khăn cho người vay vốn; việc vay trực tiếp qua các cá nhân thường sẽ giải ngân nhanh hơn . Vậy liệu rằng Cá nhân có được nhận thế chấp sổ đỏ để đảm bảo cho khoản vay? Hãy cùng phòng tư vấn luật dân sự của Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp luật.
Nội dung tư vấn.
Thế chấp tài sản là gì?
Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền; không giao tài sản cho bên nhận thế chấp.
Ví dụ: Một người vay ngân hàng để mua nhà, thực hiện thế chấp căn nhà mua đó để đảm bảo khoản vay đó sẽ được thanh toán. Ngân hàng sẽ giữ giấy tờ liên quan đến căn nhà và không giữ căn nhà.
Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, các bên cung có thể thỏa thuận một bên thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Tài sản được dùng để thế chấp.
Căn cứ điều 318 bộ luật dân sự 2015 ,ta có các quy định sau:
Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.
Cá nhân có được nhận thế chấp sổ đỏ không?
Căn cứ điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
Việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai; cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Việc nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự; luật khác liên quan; không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư; xây dựng; thuê; thuê khoán; dịch vụ; giao dịch khác.
- Điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự; luật khác liên quan.
Như vậy, theo quy định mới nhất của pháp luật các cá nhân khi cho vay tiền có thể nhận thế chấp bằng sổ đỏ. Việc quy hợp đồng, lãi suất phải tuân thủ các quy định của luật dân sự và các bộ luật khác có liên quan. Các hợp đồng nhận thế chấp sổ đỏ cần được được đăng ký để đảm bảo quyền lợi khi nhận thế chấp.
Bạn đọc có thể quan tâm:
Tài sản đảm bảo là gì? Những điều cần biết?
Chủ cửa hàng cầm đồ khi nhận cầm cố tài sản có quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền và nghĩa vụ bên nhận thế chấp.
Quyền của bên nhận thế chấp.
Căn cứ điều 323 bộ luật dân sự 2015; quyền của bên thế chấp được quy định như sau:
Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.
- Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.
- Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.
- Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận; trừ trường hợp luật có quy định khác.
Nghĩ vụ của bên nhận thế chấp.
Căn cứ điều 322 bộ luật dân sự 2015, nghĩa vụ của bên nhận thế chấp được quy định như sau:
- Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
- Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là một số nội dung liên quan đến hợp đồng thế chấp tài sản đã được chúng tôi làm rõ.
Hy vọng bài viết sẽ bổ ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp.
Theo quy định tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP; tài sản đang cho thuê ,cho mượn được đem thế chấp nhưng phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
Theo quy định của pháp luật thì bên thế chấp có quyền cho thuê đối với tài sản đã thế chấp; phải thông báo cho bên nhận thế chấp. Trường hợp hợp đồng thế chấp đã phát sinh hiệu lực đối kháng; mà bên thế chấp đem tài sản cho thuê không thông báo cho bên nhận tài sản thế chấp. Hợp đồng cho thuê đó sẽ bị chấm dứt khi xử lý tài sản thế chấp.
Căn cứ điều 297 bộ luật dân sự 2015; hợp đông thế chấp nhà có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
Căn cứ điều 296 bộ luật dân sự 2015; Một tài sản có thể được bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ tài sản phải có giá trị lớn hơn tổng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Như vậy, một tài sản có thể được thế chấp cho nhiều người. Trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.