Nghị định 43/2021/NĐ-CP ban hành về quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Nghị định này bao gồm những quy định về các đối tượng được trực tiếp được trích thông tin về bảo hiểm trên cơ sở dữ liệu quốc gia. Vậy, cá nhân có được khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin giải đáp dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thông tin khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm
Theo nghị định 43/2021/NĐ-CP năm 2021, cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm bao gồm các thông tin như sau:
Dữ liệu cơ bản của cá nhân
Dữ liệu cơ bản cá nhân (họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; dân tộc; quốc tịch;…)
Thông tin liên hệ của công dân
Nhóm thông tin về hộ gia đình (mã hộ gia đình; địa chỉ; danh sách các thành viên trong hộ gia đình)
Nhóm thông tin về bảo hiểm xã hội (mã số bảo hiểm xã hội; mã đơn vị quản lý người tham gia; cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý; loại đối tượng bảo hiểm xã hội).
Dữ liệu thông tin về bảo hiểm
Ngoài ra bao gồm các nhóm thông tin về bảo hiểm y tế (mã mức hưởng; loại đối tượng; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; thời điểm hết hạn; thời điểm đủ 5 năm liên tục; quá trình đóng, hưởng)
Nhóm thông tin về bảo hiểm thất nghiệp (Quá trình đóng, hưởng; thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp)
Nhóm thông tin về người sử dụng lao động gồm (tên; mã số doanh nghiệp/số quyết định thành lập; mã số thuế; địa chỉ trụ sở chính; ngành, nghề kinh doanh…)
Nhóm thông tin cơ bản về y tế
Nhóm thông tin về an sinh xã hội.
Cá nhân được phép khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, đồng thời được trích xuất thông tin của mình; dữ liệu trích xuất được ký số bởi Bảo hiểm xã hội Việt Nam và có giá trị như văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Cá nhân có được khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm?
Theo khoản 8 Điều 10 Nghị định 43/2021/NĐ-CP đã quy định về các đối tượng khai thác, sử dụng dữ liệu:
Điều 10. Đối tượng khai thác, sử dụng dữ liệu
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam khai thác, sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm; phục vụ các hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành trong lĩnh vực bảo hiểm.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khai thác, sử dụng dữ liệu; phục vụ quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, việc làm và an sinh xã hội.
3. Bộ Y tế khai thác sử dụng dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế; bao gồm cả các thông tin, dữ liệu về bảo hiểm y tế.
4. Văn phòng Chính phủ khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông khai thác, sử dụng dữ liệu; để kết hợp với các nguồn dữ liệu khác tạo ra các thông tin gia tăng phục vụ mục đích tham mưu; hỗ trợ ban hành chính sách trong Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
6. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng khai thác; sử dụng dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
7. Các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ khai thác; sử dụng dữ liệu phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước theo thẩm quyền.
8. Cơ quan, tổ chức và cá nhân được phép khai thác và sử dụng thông tin của mình; thông tin cá nhân của người khác nếu được người đó đồng ý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cá nhân được khai thác thông tin của người khác trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, miễn là được người đó đồng ý.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác; sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm qua Cổng dữ liệu quốc gia; Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; và các hình thức khác do cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền trích xuất thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Dữ liệu trích xuất được ký số của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và có giá trị như văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
3. Cơ quan, tổ chức không được yêu cầu cá nhân cung cấp các giấy tờ liên quan nếu đã khai thác được thông tin của cá nhân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.
1. Cung cấp thông tin không đúng sự thật.
2. Phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.
3. Truy cập trái phép vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm; sao chép, làm sai lệch thông tin, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái pháp luật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.
4. Khai thác, sử dụng hoặc tiết lộ thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm không đúng quy định, xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
1. Được quyền khai thác, sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này.
2. Được quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo khi bị vi phạm quyền khai thác, sử dụng dữ liệu của mình.
3. Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định này và các quy định của cấp có thẩm quyền về xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.
4. Bảo đảm tính đầy đủ, chính xác của dữ liệu do mình cung cấp. Cập nhật, thông báo kịp thời cho cơ quan chủ quản dữ liệu khi có sự thay đổi hoặc có sai sót đối với dữ liệu cung cấp.
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm được xây dựng, quản lý tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm được cập nhật đầy đủ; chính xác và kịp thời ngay sau khi các thủ tục hành chính; nghiệp vụ có liên quan đã hoàn thành; duy trì hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt đáp ứng yêu cầu khai thác; và sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.
– Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm được lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin.
– Việc xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm; tuân thủ các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động; Luật Bảo hiểm y tế, Luật Công nghệ thông tin; Luật Giao dịch điện tử; các quy định pháp luật về kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; các quy định về bảo đảm bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quy định pháp luật khác có liên quan.