Chào Luật sư, tôi có cho vay vàng nhưng hàng xóm nói tôi vi phạm pháp luật. Luật sư cho tôi hỏi Cá nhân có được cho vay vàng không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Cá nhân có được cho vay vàng không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Cá nhân có được cho vay vàng không?
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP nêu rõ:
Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, quyền sở hữu vàng hợp pháp của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, cũng theo quy định tại Nghị định này, cá nhân sở hữu vàng cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Không được mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu khi xuất cảnh, nhập cảnh. Nếu nhập cảnh vào Việt Nam mà mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu thì phải gửi tại kho Hải quan để mang ra hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài, chịu mọi chi phí phát sinh (căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2014/TT-NHNN).
– Không được dùng vàng để làm phương tiện thanh toán (căn cứ khoản 4 Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP).
Đồng thời, theo Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng chỉ phạt tiền với hành vi mua bán vàng miếng với doanh nghiệp hoặc ngân hàng không có giấy phép, dùng vàng để thanh toán, không niêm yết giá vàng công khai tại cửa hàng vàng, mang vàng xuất nhập cảnh không đúng quy định…
Do đó, có thể thấy, hiện nay không có văn bản nào quy định cấm cá nhân dùng vàng để vay mượn. Như vậy, theo quy định mới nhất, cá nhân hoàn toàn được dùng vàng để cho cá nhân khác vay, mượn.
Vay vàng người vay có được dùng tiền trả nợ không?
Do pháp luật không cấm các cá nhân dùng vàng để cho vay, mượn nên khi thực hiện vay vàng, người vay cần thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
– Nếu vay tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn, nếu vay tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng trừ khi các bên có thoả thuận khác.
– Nếu bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật tại thời điểm trả nợ nếu được bên cho vay đồng ý.
Căn cứ theo quy định này, nếu các bên vay mượn bằng vàng thì người vay phải trả bằng vàng, đúng số lượng, chất lượng đã vay trừ trường hợp các bên có thoả thuận trả nợ bằng tiền. Nếu trong trường hợp, bên vay không thể trả vàng thì có thể trả tiền nhưng theo đúng giá vàng tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, khi vay vàng thì người vay có thể dùng tiền để trả nợ trong hai trường hợp:
– Bên vay và bên cho vay có thoả thuận thì thực hiện trả nợ bằng tiền theo thoả thuận của các bên.
– Nếu bên vay không thể trả được bằng vàng, bên cho vay đồng ý thì bên vay có thể dùng tiền tương đương với trị giá của vàng tại thời điểm trả nợ để trả nợ cho bên vay.
Cá nhân cho vay bằng vàng tính lãi suất như thế nào?
Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có 1 mức lãi suất duy nhất liên quan đến giao dịch cho vay vàng, đó là 7%/năm, được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ra quyết định công bố năm 1992. Mức lãi suất này được áp dụng cho đến năm 2000 khi Thống đốc NHNN hủy bỏ quyết định năm 1992 và cũng không quy định về mức lãi suất cho vay vàng. Do vậy, từ giai đoạn này cho đến nay không còn cơ sở để áp dụng mức lãi suất vay vàng 7%/năm để xử lý tranh chấp.
Mặt khác theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Từ căn cứ tính lãi suất trên, nếu tài sản cho vay là tiền, người cho vay có thể áp dụng mức 20%/năm làm căn cứ tính lãi suất. Tuy nhiên vàng lại không phải là tiền và thuộc trường hợp “luật khác có liên quan quy định khác” theo đó phải có quy định của pháp luật thì mới có thể lấy làm căn cứ xác định lãi vay vàng, mà như phân tích trong bài thì hiện tại không có quy định nào điều chỉnh nội dung này.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Cá nhân có được cho vay vàng không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề: Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, đơn xác nhận độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, dịch vụ thám tử, đăng ký lại khai sinh, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quy định tạm ngừng kinh doanh, công ty tạm ngưng kinh doanh, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, tạm ngừng kinh doanh… hãy liên hệ 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trước đó, theo Thông tư số 33/2011/TT-NHNN có sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN, thì các tổ chức tín dụng không được phép cho vay để mua vàng.
Như vậy so với thông tư 33 quy định chung về mặt hàng vàng (bao gồm vàng miếng, vàng trang sức, vàng mỹ nghệ,…), thì thông tư 39/2016 quy định rõ ràng hơn là chỉ cấm cho vay kinh doanh vàng miếng mà thôi.
Do vậy có thể khẳng định rằng Ngân hàng Nhà nước chỉ cấm cho vay kinh doanh vàng miếng, còn các loại vàng khác như vàng trang sức, vàng mỹ nghệ,… thì không hề cấm.
Các doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng để kinh doanh loại vàng này. Việc thông tư 36/2016 được đưa ra đã mở đường cho các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng phát triển, có thể huy động nguồn vốn để kinh doanh vàng.
Lưu ý: Các doanh nghiệp nếu muốn kinh doanh vàng miếng thì phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng. Còn nếu kinh doanh vàng mỹ nghệ trang sức thì không cần giấy phép.
Hoạt động mua bán vàng miếng chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng cần đáp ứng các điều kiện sau:
Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo quy định pháp luật.
Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên.
Có số thuế đã nộp từ hoạt động kinh doanh mua bán từ 500 triệu đồng mỗi năm trở lên trong 2 năm liên tiếp.
Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương trở lên.
Trong hoạt động kinh doanh vàng, những hành vi được gọi là vi phạm bao gồm:
Hoạt động sản xuất trang sức mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện do Ngân hàng Nhà nước cung cấp.
Hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cung cấp.
Mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh vượt mức quy định mà không có giấy phép được cấp bởi Ngân hàng Nhà nước.
Dùng vàng làm phương tiện thanh toán.
Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định được phép.
Chưa được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cho phép nhưng vẫn kinh doanh các loại vàng khác trên thị trường.
Vi phạm các nghị định khác trong bộ luật quy định hình thức kinh doanh vàng.