Chào Luật sư X. Tôi thấy ở các tỉnh giáp biên giới với Campuchia như An giang thì địa bàn các huyện Tri Tôn, Châu Đốc thì tình trạng thuốc lá điếu nhập lậu, buôn lậu rất nhiều. Vậy hành vi nào được xem là buôn bán hàng cấm? Buôn bán hàng cấm bị truy cứu hình sự ra làm sao? Mong Luật sư tư vấn giúp! Tôi Xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cần được giải đáp về cho chúng tôi. Luật sư X mời bạn tham khảo bài “Buôn bán hàng cấm bị truy cứu hình sự như thế nào?” của Luật sư X dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Buôn bán hàng cấm là gì?
Hàng cấm được hiểu là những mặt hàng Nhà nước cấm cá nhân, tổ chức được đầu tư, sản xuất, lưu hành, buôn bán, sử dụng,…. được quy định trong các danh mục hàng cấm của Việt Nam. Một số hàng hóa, dịch vụ được xác định là hàng cấm như:
- Vũ khí: Gồm súng, máy bay chiến đấu, xe tăng, thuốc nổ…
- Ma túy, chất gây nghiện;
- Hóa chất độc hại, thuốc lá, pháo nổ;
- Thực vật, động vạt hoang dã, giống cây trồng gây hại;
- Văn hóa phẩm đồi trụy,…
Như vậy, có thể hiểu buôn bán hàng cấm là hành vi buôn bán hàng hóa bị cấm lưu thông, mua bán, trao đổi theo quy định của pháp luật. Theo đó, người phạm tội có thể mua lại mặt hàng cấm từ trong nước hoặc nước ngoài hay bán mặt hàng cấm ra ngoài thị trường dưới bất kỳ hình thức nào. Ngoài ra, trong Bộ luật hình sự còn có một điều luật quy định hành vi phạm tội liên quan đến những hàng cấm còn lại – những hàng cấm chưa được quy định cụ thể ở điều luật nào khác. Đó là điều luật quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017). Như vậy, diện hàng cấm nói chung rộng hơn so với diện hàng cấm là đối tượng của tội buôn bán hàng cấm.
Tội buôn bán hàng cấm được cấu thành ra sao theo quy định?
Về mặt chủ thể của tội phạm: Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm về tội này khi đủ từ mười sáu tuổi trở lên và pháp nhân đã được thành lập theo quy định pháp luật.
Về mặt khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi vi phạm điều cấm pháp luật là buôn bán các mặt hàng cấm đã được nêu ở trên. Buôn bán hàng cấm là hành vi người phạm tội mua lại mặt hàng cấm từ trong nước hoặc nước ngoài; bán mặt hàng cấm ra ngoài thi trường dưới bất kỳ hình thức nào. Tội buôn bán hàng cấm được áp dụng cho người phạm tội là người bán hoặc người mua, tức chỉ cần một hành vi bán hoặc mua hàng cấm của người phạm tội thì đã bị truy cứu trách nhiệm về tội buôn bán hàng cấm.
Về mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội buôn bán hàng cấm có hành vi mang yếu tố lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội về tội buôn bán hàng cấm là muốn buôn bán để phát sinh lợi nhuận, khoản tiền thu được là khoản tiền bất chính.
Lưu ý: Cơ quan điều tra xem xét các yếu tố về hành vi và mục đích phạm tội của người phạm để xem xét người phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm về Tội buôn bán hàng cấm hay không? Nếu không đủ điều kiện cấu thành về tội này thì có thể xem xét truy cứu một trong các trường hợp sau đây: tội sản xuất trái phép chất ma túy, tội mua bán trái phép chất ma túy; Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy, tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân và Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc.
Buôn bán hàng cấm bị truy cứu hình sự như thế nào?
Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm được quy định Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về mức phạt đối với Tội buôn bán hàng cấm như sau:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
- b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
- c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
- d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
- e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- d) Có tính chất chuyên nghiệp;
- đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
- e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
- g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
- h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;
- k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
- l) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
- a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
- b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
- c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
- d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
- đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
- a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
- c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về “Buôn bán hàng cấm bị truy cứu hình sự như thế nào?”. Rất mong những kiến thức chúng tôi chia sẻ có ích cho bạn đọc.
Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn về dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, thủ tục giải thể công ty mới thành lập, thành lập công ty tnhh, đăng ký bảo hộ logo công ty, công chứng tại nhà , dịch vụ công chứng tại nhà, tra cứu chỉ giới xây dựng, tra cứu quy hoạch, đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu….. của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102. Hoặc quý khách có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/luatsux
Mời bạn xem thêm
- Quy trình thẩm định giá trong vụ án dân sự thế nào?
- Khi nào băng ghi âm la chứng cứ trong vụ án dân sự?
- Xử dưới khung hình phạt được quy định như thế nào?
- Luật sư có được bào chữa cho người thân hay không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh; cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm; Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng; hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những nội dung thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước. Biện pháp này được quy định và áp dụng trong một số trường hợp phạm tội nếu xét thấy không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không cần buộc họ phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phòng và chống tội phạm, vẫn đảm bảo được yêu cầu giáo dục người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội.
Các hành vi vận chuyển, thuê chở hàng cấm khác như rừng và lâm sản, động vật hoang dã, động vật nguy cấp quý hiếm, các loài ngoại lai xâm hại, chất thải, buôn lậu, tàng trữ chất ma túy, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, chất cháy, chất độc thì không phải là đối tượng của tội này mà cấu thành một tội danh riêng theo quy định của Bộ luật Hình sự.