Chào luật sư, tôi là chủ thầu của dự án xây dựng. Chuyện là công trình xây dựng của tôi không may xảy ra tai nạn. Do trục trặc đường vận chuyển nên chúng tôi làm rơi một vài thiết bị nên làm rơi xuống làm 2 người bị thương, còn có một số cây cối của người dân nhà kế bên bị hủy hoại. Hai người bị thương đã được đưa đi cấp cứu và tình trạng tạm thời cũng đã ổn. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản? Vấn đề Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng hiện nay được quy định ra sao? Tôi biết mình cũng phải gánh chịu một phần nhưng đây là chuyện ngoài ý muốn. Không biết mức bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng thế nào? Rất mong được tư vấn. Tôi cảm ơn Luật sư X.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của luật sư X. Với vấn đề Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:
Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Hiện nay nếu như thực hiện các loại hợp đồng thì có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng đối với một số trường hợp. Tuy nhiên cũng có khi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Có những tình huống nào làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng? Vậy nếu như không có hợp đồng thì làm sao xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Vấn đề quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hiện nay có những vấn đề đáng lưu ý như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 584 BLDS 2015 như sau:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 585 BLDS 2015 quy định về các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng thế nào?
Hiện nay trong lĩnh vực xây dựng cũng chứa một số yếu tố rủi ro và nguy hiểm. Có một số trường hợp mà khi thực hiện công trình xây dựng thì gây thiệt hại cho cá nhân hay tài sản cho người dân. Vậy vấn đề về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng như thế nào? Dựa vào đâu để biết được trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng thuộc về ai? Có thể khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại được hay không? Có các yếu tố để làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Do đó, phải bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng phải có các căn cứ sau:
Có thiệt hại;
Thiệt hại xảy ra do sự tác động của nhà cửa, công trình xây dựng;
Thiệt hại phải do sự tác động tự thân vận động của nhà cửa, công trình xây dựng được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc nhà cửa, công trình xây dựng gây ra hoặc do nhà cửa, công trình xây dựng – những vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…) gây ra thiệt hại mà hoàn toàn không chịu sự tác động của con người.
Có mối quan hệ nhân quả giữa tác động của nhà cửa, công trình xây dựng và thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng thế nào?
Hiện nay vấn đề bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng đang là chủ đề được theo dõi nhiều. Nếu như có theo dõi tin tức bạn sẽ biết rằng lâu lâu sẽ có những vụ tai nạn của công nhân xây dựng hay những tình huống sập, đổ công trình xây dựng gây thương tích cho người dân. Vậy ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với các công trình xây dựng công cộng? Những nội dung liên quan đến bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng hiện nay được pháp luật quy định gồm có:
Việc xác định người phải bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu hay người chiếm hữu, người được giao quản lý, người sử dụng sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau:
Trong trường hợp nhà cửa, công trình khác gây thiệt hại mà có lỗi của người quản lý, thì phải xem xét trong thời gian đó có chủ thể nào có nghĩa vụ quản lý (nghĩa vụ kiểm tra tình trạng, khắc phục hư hỏng…).
Nếu chủ sở hữu là người trực tiếp quản lý, sử dụng thì chủ sở hữu phải bồi thường.
Nếu do người khác chiếm hữu, sử dụng và do họ đã không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý thì họ phải bồi thường thiệt hại;
Trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại mà không có sự vi phạm trong quản lý (tức là không chủ thể nào bị coi là có lỗi), thì việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào việc ai là người được thực hiện các quyền khai thác công dụng hoặc hưởng lợi các lợi ích phát sinh từ nhà cửa, công trình xây dựng khác tại thời điểm nó gây thiệt hại.
Theo đó, nếu chủ sở hữu là người đang thực hiện các quyền đối với tài sản hoặc đang được hưởng các lợi ích từ tài sản đó thì chủ sở hữu phải bồi thường, kể cả tại thời điểm đó nhà cửa, công trình xây dựng đang do người khác trực tiếp quản lý.
Nếu chủ sở hữu đã chuyển giao quyền khai thác công dụng hoặc hưởng các lợi ích từ nhà cửa, công trình xây dựng khác cho chủ thể khác (người thuê, người mượn…) thì khi nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại, người được chuyển giao sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Hoặc, công trình đang xây dựng mà gây ra lún nền, nứt tường, nghiêng nhà của hộ liền kề thì lúc này trách nhiệm bồi thường sẽ là chủ sở hữu công trình đang xây dựng, nếu người thi công xây dựng cũng có lỗi thì phải liên đới bồi thường.
Ngoài các chủ thể trên, người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại có thể là người thi công. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công là quy định hoàn toàn mới trong Bộ luật dân sự năm 2015.
Mức bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng là bao nhiêu?
Hiện nay như đã biết nếu như có thiệt hại và có đủ những căn cứ về trách nhiệm bồi thường thì sẽ có bồi thường. Vậy mức bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng đối với sức khỏe, tài sản bị xâm phạm được tính thế nào? Mức bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng là bao nhiêu? Những căn cứ nào ảnh hưởng đến việc xác định tiền bồi thường thiệt hại này? Mức BTTH ngoài hợp đồng đối với lĩnh vực xây dựng hiện nay được quy định có các nội dung dưới đây:
Đối với mức bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng thì:
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều này có nghĩa rằng, mức bồi thường là do các bên thỏa thuận căn cứ theo mức thiệt hại thực tế đối với công trình lân cận bị hư hỏng và các chi phí khác có liên quan. Trong trường hợp nhà cửa, công trình khác gây thiệt hại mà có lỗi của người quản lý, thì phải xem xét trong thời gian đó có chủ thể nào có nghĩa vụ quản lý. Nếu chủ sở hữu trực tiếp quản lý thì phải bồi thường.
Trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại mà không có sự vi phạm trong quản lý (tức là không chủ thể nào bị coi là có lỗi), thì việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào việc ai là người được thực hiện các quyền khai thác công dụng hoặc hưởng lợi các lợi ích phát sinh từ nhà cửa, công trình xây dựng khác tại thời điểm nó gây thiệt hại.
Tuy nhiên, các chủ thể không cần phải bồi thường thiệt hại trong xây dựng nếu nguyên nhân xuất phát từ sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng thế nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sư Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực xây dựng thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đổi tên căn cước công dân … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Nếu không hoàn trả bảo hiểm thất nghiệp thì bị sao?
- Mẫu hợp đồng thuê xe vận chuyển mới năm 2024
- Thủ tục khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định như sau:
– Người từ đủ 18 trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
– Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại;
Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015.
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường;
Căn cứ theo Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015: Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.
– Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người;
– Nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.