Trong quan hệ pháp luật dân sự, bất kỳ ai gây ra thiệt hại đều phải có trách nhiệm bồi thường; kể cả thiệt hại phát sinh khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định như thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật dân sự của Luật sư X tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là gì?
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác; hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất; và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Nếu hành vi chống lại hành vi xâm hại quá mức cần thiết, không tương xứng với tính chất; và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì sẽ bị coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Nếu một người có hành vi chống trả lại hành vi gây thiệt hại của người khác; và hành vi chống trả này lại được coi là phòng vệ chính đáng thì hành vi chống trả đó không bị coi là hành vi trái pháp luật. Do đó, người thực hiện hành vi chống trả không phải bồi thường thiệt hại.
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Căn cứ vào điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; thì hành vi gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng không phải là hành vi trái pháp luật; và do đó người thực hiện không có lỗi. Tuy nhiên, để xác định 1 hành vi gây thiệt hại được coi là phòng vệ chính đáng, cần phải lưu ý:
Có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền; và lợi ích hợp pháp của người khác; hoặc xâm phạm tới lợi ích của chính bản thân người phòng vệ chính đáng. Hành vi trái pháp luật của người khác đang gây thiệt hại; hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho đối tượng bị xâm hại. Nếu thiệt hại đã xảy ra mà người bị thiệt hại mới có hành vi chống trả; và gây thiệt hại ngược trở lại thì không coi là phòng vệ chính đáng
Hành vi phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại. Nếu gây thiệt hại cho người không có hành vi xâm hại; thì không coi là phòng vệ chính đáng mà coi là gây thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp thiết nếu có đủ điều kiện. Hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải là cần thiết và tương xứng với hành vi xâm hại. Nếu không cần thiết hoặc không tương xứng thì người gây thiệt hại vẫn phải bồi thường.
Bồi thường thiệt hại khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Nguyên tắc bồi thường
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường; nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế; thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Mức bồi thường
Nếu có thiệt hại về sức khỏe thì:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe; và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
- Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp có thiệt hại về tính mạng; thì phải bồi thường:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Ngoài ra còn các chi phí khác phát mà pháp luật có quy định.
Ngoài ra, còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần; cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng; người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Xem thêm: Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Câu hỏi thường gặp
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác; hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Trường hợp này có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự nếu nghiêm trọng. Hoặc phải bồi thường thiệt hại khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự.
Gây thương tích vượt quá phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả vượt quá mức cần thiết của một người; mà gây ra thương tích cho người có hành vi xâm phạm quyền; và lơi ích chính đáng của mình. Người nào thực hiện hành vi gây thương tích vượt quá phòng vệ chính đáng phải; chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật đối với hành vi vượt quá.