Nhu cầu phòng vệ chính đáng trước sự tấn công của người khác là điều được pháp luật bảo vệ. Thực tế, có rất nhiều trường hợp, khi bị người khác tấn công, như một phản ứng tự nhiên thay vì tìm cách bỏ chạy thì nhiều người lại tìm cách chống trả. Đôi khi việc đánh trả trước sự tấn công của người khác lại dẫn đến những hậu quả xấu từ hành vi phòng vệ chính đáng dẫn đến tổn thương hơn mức cần thiết cho người khác. Câu hỏi được nhiều người đặt ra liệu có phải Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng? Cần quan tâm đến điều gì khi rơi vào trường hợp này. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là phòng vệ chính đáng ?
Quy định về phòng vệ chính đáng được đề cập trong pháp luật hình sự. Cụ thể, điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình; của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan; tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm
Phòng vệ chính đáng là vấn đề được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Đó là việc chống trả lại một cách cần thiết trước những tác động; của người khác nhằm xâm phạm đến lợi ích của các chủ thể được pháp luật bảo vệ.
Theo quy định tại điều 594 Bộ luật dân sự 2015 quy định về vấn đề bồi thường trong trường hợp phòng vệ chính đáng như sau:
Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại
Đối với hành vi phòng vệ chính đáng thì người phòng vệ không phải chịu trách nhiệm; do hành vi phòng vệ gây ra. Ngược lại người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; thì tùy theo mức độ của hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm. Một trong số đó là trách nhiệm Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Thực tế, danh giới giữa hai hành vi là rất mong manh, vì vậy chúng ta cần xác định căn cứ nào là phòng vệ chính đáng.
Căn cứ xác định hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phải bồi thường do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết; không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Theo đó, trong trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; thì chúng ta cần phải xác định; hành vi phòng vệ như thế nào được coi là chính đáng dựa vào các căn cứ sau:
- Có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc xâm phạm tới lợi ích của chính bản thân người phòng vệ chính đáng
- Hành vi trái pháp luật của người khác đang gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho đối tượng bị xâm hại
- Hành vi phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại
- Hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải là cần thiết và tương xứng với hành vi xâm hại
Trong trường hợp hành vi phòng vệ, có đủ các căn cứ sau thì được coi là hành vi phòng vệ chính đáng. Ngược lại những hành vi, vượt quá hoặc không thuộc những hành vi sau thì được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc các hành vi cấu thành các hành vi khác. Trong những trường hợp này sẽ đặt ra các trách nhiệm khác nhau; trong đó có trách nhiệm bồi thường.
Có thể bạn quan tâm
- Bồi thường thiệt hại do hàng hóa không đảm bảo chất lượng như thế nào?
- Làm chết chó nhà hàng xóm có phải bồi thường không?
Quy định về Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Tại điều 594 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Theo đó, mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này còn tùy theo mức thiệt hại do hành vi gây ra. Tuy nhiên, thì người bị thiệt hại cũng có nghĩa vụ chứng minh các thiệt hại do hành vi này gây ra.
Đối với thiệt hại về sức khỏe thì mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
- Chi phí cho việc cứu chữa, hồi phục sức khỏe
- Thu nhập thực tế bị mất, giảm sút do hành vi gây ra
- Chi phí do thu nhập bị mất của người chăm sóc, các chi phí khác nếu có.
Chi phí đối với tài sản bị thiệt hại được xác định như sau:
- Tài sản bị mất, hủy hoại hoặc hư hỏng
- Lợi ích bị mất do việc khai thác tài sản
- Chi phí ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại, các chi phí khác nếu có
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cần biết ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Chó được coi là tài sản, vì vậy mà khi làm chết chó đã làm căn cứ phát sinh trách nhiệm thiệt hại.
Do đó mà việc làm chết chó nhà hàng xóm phải bồi thường thiệt hại.
Căn cứ Điều 589 Bộ luật Dân sự năm 2015; thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng;
khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút…
Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.