Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Dân Sự

Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra như thế nào?

Mai Mai by Mai Mai
Tháng 10 31, 2021
in Luật Dân Sự
0

Có thể bạn quan tâm

Giấy quyết định ly hôn có mấy bản?

Xin giấy xác nhận dân sự mất bao lâu?

Như thế nào là cho vay nặng lãi?

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Nội dung tư vấn
  3. Câu hỏi thường gặp

Trong quan hệ dân sự, khi gây ra thiệt hại cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đều phải bồi thường; mức bồi thường phải xứng đáng với hành vi gây thiệt hại của mình. Vậy, bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra như thế nào? Pháp luật quy định cụ thể ra sao? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật dân sự của Luật sư X tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015.

Nội dung tư vấn

Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra là gì ?

Nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại; được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường theo phần bằng nhau.

Theo đó, bồi thường thiệt hại khi nhiều người cùng gây thiệt hại là trách nhiệm liên đới bồi thường của những người cùng gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Cơ sở để xác định trách nhiệm liên đới bồi thường; khi nhiều người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại là có hành vi cùng gây thiệt hại của những người gây thiệt hại.

Để phát sinh trách nhiệm bồi thường; theo quy định trên có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau:

  • Nhiều người gây thiệt hại cho một người.
  • Nhiều người gây thiệt hại cho nhiều người.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này; cần xem xét các điều kiện sau:

Có việc gây thiệt hại của nhiều người

Những người gây ra thiệt hại thể hiện sự vi phạm pháp luật của mỗi người trong việc gây ra thiệt hại; hoặc trong lĩnh vực hoạt động của từng người đó. Trách nhiệm bồi thường do nhiều người cùng gây ra; không thể phát sinh khi chỉ có một người gây thiệt hại; mà việc gây thiệt hại đó phải do nhiều người thực hiện.

Người gây thiệt hại có thể là cá nhân, pháp nhân; và phải có từ hai chủ thể trở lên. Nếu chỉ có một người gây thiệt hại thì không phát sinh loại trách nhiệm này.

Nếu nhiều người gây thiệt hại cho một hoặc nhiều người thì cũng có thể phát sinh trách nhiệm liên đới; nhưng liên đới trong trường hợp này là trách nhiệm liên đới của nhiều người có nghĩa vụ, người có quyền (bị thiệt hại) có thể là một hoặc nhiều người.

Hành vi trái pháp luật trong việc gây thiệt hại của nhiều người có sự thống nhất với nhau

Để phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường giữa những người gây thiệt hại; thì giữa họ phải có sự thống nhất về hành vi gây thiệt hại. Trường hợp những người gây thiệt hại có sự thống nhất ý chí trong việc gây thiệt hại; tuy nhiên mức độ thực hiện của từng người có thể khác.

Cùng gây thiệt hại là hành vi của những người gây thiệt hại đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đã xảy ra; không phụ thuộc vào hành vi của từng người là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến thiệt hại. Cùng gây thiệt hại có thể là do cùng có lỗi cố ý (cùng thống nhất ý chí) trong việc gây ra thiệt hại. Có thể cùng một dạng hành; hoặc có thể các hành vi được mỗi người thực hiện riêng biệt nhưng tạo thành một xâu chuỗi công việc thống nhất gây ra thiệt hại. Khi đó, họ có trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường thiêt hại do nhiều ngườ cùng gây ra.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra

Hành vi gây thiệt hại của những người cùng gây thiệt hại có thể khác nhau về mức độ; nhưng cùng đem lại hậu quả là thiệt hại cho người bị thiệt hại. Xét trong mối quan hệ nhân quả  này; thì hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại đã gây ra tổng thể thiệt hại cho người bị thiệt hại. Do đó, những người thực hiện hành vi này phải cùng nhau bồi thường do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại.

Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của những người cùng gây thiệt hại cho người bị thiệt hại; ngoài ý nghĩa xác định trách nhiệm bồi thường liên đới của những người này còn có ý nghĩa trong việc xác định mức bồi thường.

Bồi thường thiệt hại khi có lỗi của những người cùng gây thiệt hại

Một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả của hành vi gây thiệt hại đó. Trừ trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định như: Bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi. Pháp luật dân sự quy định một người phải bồi thường do hành vi của mình gây ra khi người này có lỗi, không kể lỗi đó là vô ý hay cố ý.

Mức bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra được xác định như thế nào?

Nguyên tắc chung khi nhiều người cùng gây thiệt hại là họ phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Do đó, nếu xác định được mức độ lỗi của từng người; thì người gây thiệt hại sẽ bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi đó. Nếu không xác định được mức độ lỗi của từng người; thì họ phải bồi thường bằng nhau.

Hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư dân sự của Luật sư X: 0833.102.102

Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Câu hỏi thường gặp

Quy định của pháp luật về liên đới bồi thường thiệt hại?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra là trách nhiệm liên đới bồi thường của những người cùng gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Cơ sở để xác định trách nhiệm liên đới bồi thường khi nhiều người gây thiệt hại; là có hành vi “cùng gây thiệt hại” của những người gây thiệt hại.

Trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì giải quyết như thế nào?

Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại; thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Như vậy, việc bồi thường thiệt hại cần phải xác định yếu tố lỗi của các bên trong trường hợp này.

Phân chia mức bồi thường khi nhiều người cùng gây ra thiệt hại như thế nào?

Nguyên tắc chung khi nhiều người cùng gây thiệt hại là họ phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Nếu xác định được mức độ lỗi của từng người; thì người gây thiệt hại sẽ bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi đó. Nếu không xác định được mức độ lỗi của từng người; thì họ phải bồi thường bằng nhau.

Đánh giá bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây raBồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra là gìĐiều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây raTrách nhiệm bồi thường thiệt hại

Mới nhất

Giấy quyết định ly hôn có mấy bản

Giấy quyết định ly hôn có mấy bản?

by Hương Giang
Tháng 8 13, 2024
0

Giấy quyết định ly hôn có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống pháp lý và thực tiễn cuộc sống...

Xin giấy xác nhận dân sự mất bao lâu

Xin giấy xác nhận dân sự mất bao lâu?

by Hương Giang
Tháng 8 13, 2024
0

Giấy xác nhận dân sự có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và các giao...

Như thế nào là cho vay nặng lãi

Như thế nào là cho vay nặng lãi?

by Hương Giang
Tháng 7 23, 2024
0

Cho vay nặng lãi là hình thức cho vay tiền với lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi...

Ai được hưởng thừa kế thế vị

Ai được hưởng thừa kế thế vị?

by Hương Giang
Tháng 7 11, 2024
0

Thừa kế thế vị là một khái niệm trong luật thừa kế, trong đó người thừa kế được nhận phần...

Next Post
Vốn điều lệ công ty cổ phần theo Luật Doanh Nghiệp 2020

Vốn điều lệ công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2020

Lý do ly hôn đơn phương để được Tòa án chấp nhận

Lý do ly hôn đơn phương để được Tòa án chấp nhận

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x