Trong quan hệ pháp luật dân sự, một người gây ra thiệt haij sẽ phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Vậy, bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra như thế nào? Pháp luật quy định cụ thể ra sao? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật dân sự của Luật sư X tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Pháp nhân là gì?
Pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập; có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật.
Nếu một tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.
Pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, việc tham gia quan hệ dân sự, kinh tế của pháp nhân luôn thông qua hành vi của người đại diện, thông qua hành vi của thành viên pháp nhân.
Hành vi của người đại diện, của thành viên pháp nhân ngoài việc mang lại quyền cho pháp nhân; thì cũng mang lại nghĩa vụ cho chính pháp nhân đó. Nếu những thành viên của pháp nhân gây thiệt hại khi thực hiện công việc của pháp nhân giao cho; thì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại.
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Nếu người của pháp nhân gây thiệt hại thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Do đó, cần xác định rõ các điều kiện của một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân hay không. Bởi trong nhiều trường hợp, thành viên của tổ chức gây thiệt hại; nhưng tổ chức đó không có tư cách pháp nhân thì việc bồi thường không thuộc trường hợp này. Ví dụ: thành viên của tổ hợp tác khi thực hiện công việc của tổ hợp tác gây thiệt hại.
Điều 597 BLDS quy định:
“Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật“.
Cụm từ “người của mình” theo quy định tại Điều 597 BLDS được hiểu là bất cứ thành viên nào của pháp nhân. Thành viên này có thể được pháp nhân tuyển dụng vào làm việc theo các quan hệ hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, đang trong thời gian thử việc…
Thiệt hại do thành viên của mình gây ra mà phải bồi thường cho người bị thiệt hại liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ pháp nhân giao cho thành viên thực hiện.
Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Theo quy định của Bộ luật dân sự; pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại; thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Pháp luật quy định pháp nhân phải bồi thường thiệt hại khi thành viên của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao; nhằm xác định trách nhiệm quản lý của con người; theo dõi công việc đối với thành viên thuộc pháp nhân đó. Ngoài ra, quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại. Trong trường hợp thành viên của pháp nhân có lỗi khi gây thiệt hại; thì pháp nhân có quyền yêu cầu thành viên này phải hoàn trả.
Khi xác định trách nhiệm hoàn trả của thành viên; thành viên pháp nhân hoàn trả cho pháp nhân một khoản tiền theo quy định của pháp luật; chứ không phải hoàn trả toàn bộ tiền mà pháp nhân đã bồi thường. Do đó, cần căn cứ vào mức độ lỗi của thành viên pháp nhân khi gây thiệt hại để xác định số tiền hoàn trả cho hợp lý.
Hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Xem thêm: Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đủ 4 điều kiện sau: Được thành lập theo quy định của pháp luật; có cơ cấu tổ chức theo quy định của pháp luật; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Pháp nhân sẽ phải bồi thường do người của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại; thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại; phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Pháp nhân sẽ phải bồi thường do người của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại; thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại; phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Do đó, cần căn cứ vào mức độ lỗi của thành viên pháp nhân khi gây thiệt hại để xác định số tiền hoàn trả cho hợp lý.