Dạo gần đây cư dân mạng đang nổi lên 1 câu chuyện của nữ sinh gốc Việt du học tại Hàn Quốc; Câu chuyện về việc nữ sinh này bị xâm hại tình dục bởi chính người Việt tại Hàn; Đã làm không ít người phẫn nộ, thậm chí sau khi mọi chuyện được giải quyết; Nữ sinh này vẫn tiếp tục bị quấy rối, bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội, hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu về vấn đề này.
Bị xâm hại bởi chính Đồng hương
Theo lời kể lại, vào ngày 25 tháng 1 năm 2020; Nữ sinh này có đi ăn tiệc cùng với các bạn đồng nghiệp của mình tại quán làm thêm; Sau khi dùng 1 chút rượu; D.D cảm thấy choáng và mất dần ý thức, sau đó các bạn đồng giới đều đi về hết; Chỉ còn lại mình D.D và 7 người con trai; Sau đó những đối tượng này đã xâm hại và làm nhục D.D; các đối tượng chỉ dừng lại khi thấy D.D bị chảy máu; Sau đó mang D.D về phòng, nhưng khi đưa về đến phòng; D.D lại 1 lần nữa bị xâm hại bởi người đưa nữ sinh này về; Mặc cho những lời van xin của cô bé; Vụ việc chỉ được trình báo với công an vào sáng hôm sau; Khi D.D gọi điện cho bạn trai cầu cứu.
Tuy vụ án đã khép lại; Nhưng những kẻ chủ mưu vụ án vẫn không buông tha cho nữ sinh này; Chúng lên mạng xã hội viết bài; Thông tin sai sự thật về câu chuyện và đổ hết tội lỗi lên đầu nữ sinh này; Những bài đăng đó được lan tỏa nhan chóng một cách rộng rãi; Được rất nhiều những thành phần kém hiểu biết bôi nhọ, bêu rếu D.D; Không chỉ bôi nhọ qua các cmt trên bài viết; Họ còn làm cả video tường thuật lại cảnh D.D đi giám định để làm trò đùa.
Bôi nhọ danh dự nhân phẩm, vấn đề nhức nhối
Rất nhiều người vẫn còn tồn tại suy nghĩ bạ đâu nói đấy cho dù không biết sự thật; Họ lấy việc bôi nhọ, hạ thấp danh dự nhân phẩm của người khác làm trò vui; Vậy việc làm này bị xử phạt ra sao?
Hình thức xử phạt
Hiến pháp của nước ta đã quy định rất rõ; Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. Quyền này được nêu rõ trong bộ luật dân sự như sau:
Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự; Nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết; Trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
- Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Xử phạt hành chính với hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác
Người thực hiện hành vi trên có thể chịu trách nhiệm hành chính về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Theo Điều 5 Nghị định 167/2013 quy định:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Ngoài ra người vi phạm còn có thể chịu trách nhiệm hình sự vì là tội làm nhục người khác theo điều 155. Tội làm nhục người khác
- Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%
.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên
;
b) Làm nạn nhân tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Biện pháp khắc phục
Việc làm nhục người khác sẽ khiến họ chịu áp lực lớn từ dư luận; Ảnh hưởng tới cuộc sống trong 1 thời gian dài, vậy để đền bù cho thỏa đáng; Người làm nhục sẽ phải đền bù ra sao?
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, người thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác vừa phải bồi thường thiệt hại bằng tiền, chịu xử phạt, vừa phải công khai xin lỗi, cải chính thông tin nếu người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm yêu cầu.
đây có thể coi là biện pháp thích hợp nhất đối với việc xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm chưa? hãy cho chúng tôi biết ở mục CMT; Để được tư vấn pháp luật chuyên nghiệp vui lòng liên hệ Luật sư X qua số điện thoại: 0833.102.102
Theo điều 16 khoản 3 luật an ninh mạng 2018
3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
tùy vào mức độ vi phạm mà sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự
Đúng, theo Điều 51 Bộ luật Hình sự, việc người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả chỉ là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 63 Bộ luật Hình sự 2015, người bị kết án phạt tù chung thân nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.