Lái xe lạng lách, đánh võng hay bốc đầu xe là tình trạng không hề hiếm gặp trên nhiều tuyến đường hiện nay khiến cho nhiều người ngao ngán khi nhìn thấy, nhất là ở giới trẻ việc thể hiện cá tính khi lái xe bốc đầu là điều thường thấy. Đây là hành vi vi hiểm đe dọa đến sự an toàn không chỉ người lái mà còn huy hiểm đến các phương tiện lưu thông trên đường, các hộ dân sống gần, an ninh trật tự xã hội. Vậy hiện nay quy định bốc đầu xe máy bị phạt bao nhiêu tiền? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý:
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Bốc đầu xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Nhiều cá nhân thích thể hiện cái tôi khi tham gia lưu thông đường bộ hay còn được người dân gọi thân thuộc là “tổ lái”, thường có nhiều dấu hiệu vi phạm luật giao thông như lạng lách, đánh võng hay dễ thấy nhất là bốc đầu xe máy. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng đến an toàn giao thông và phải bị xử lý nghiêm khi phát hiện vi phạm.
Người nào có hành vi bốc đầu xe máy có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 8, 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.“
Theo quy định trên, người nào có hành vi bốc đầu xe máy (tức điều khiển xe bằng 1 bánh đối với xe 2 bánh) có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Ngoài ra, trường hợp bốc đầu xe máy mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ (cảnh sát giao thông,…) còn bị phạt tiền đến 14.000.000 đồng.
Ngoài hình phạt chính là phạt tiền thì người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tới 4 tháng (căn cứ quy định tại điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hành vi bốc đầu xe máy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra thiệt hại đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Bộ luật hình sự.
Bốc đầu xe máy “khoe Facebook” có bị phạt vi phạm?
Hành vi bốc đầu xe máy là một hành vi có tính bốc đồng của giới trẻ khi thể hiện cá tính của mình một cách tiêu cực, nhiều người khoe thành tích bốc đầu của mình lên Facebook để khoe mẻ thành tích của mình với cộng đồng đua xe. Hành vi này có thể bị xử phạt nghiêm nếu bị phát hiện. Cụ thể hiện nay điều này được quy định như sau:
Bởi theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA, CSGT được phép tiếp nhận thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ các nguồn sau:
a) Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);
b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
Như vậy, CSGT có quyền sử dụng hình ảnh, video về hành vi vi phạm được đăng tải trên mạng xã hội để xác minh và xử lý vi phạm.
Theo khoản 5 Điều 24 Thông tư 65, sau khi tiếp nhận hình ảnh, video, CSGT sẽ tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, tình tiết xác định vi phạm hành chính bằng cách xác minh thông tin về chủ phương tiện; gửi thông báo mời người điều khiển đến cơ quan CSGT để làm rõ hoặc mời người đăng tải hình ảnh, video đến làm việc để cung cấp thêm thông tin.
Nếu xác định có hành vi vi vi phạm, CSGT sẽ lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi bốc đầu xe máy.
Như vậy, dù không trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm nhưng nếu có hình ảnh, video về hành vi vi phạm được đăng tải trên mạng xã hội thì CSGT vẫn được xử phạt người vi phạm.
Theo đó, người bốc đầu xe máy khoe Facebook cũng phải đối mặt với mức phạt từ 06 – 08 triệu đồng, thậm chí người này có thể bị phạt cao nhất đến 14 triệu đồng khi gây tai nạn.
Đua xe trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Việc đua xe gắn máy là hành vi phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định pháp luật. Nếu việc đua xe gắn máy không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp hành vi đua xe gắn máy trái phép bị xử phạt vi phạm hành chính thì mức phạt được quy định tại điểm a Khoản 19 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) như sau:
…
- Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 34 như sau:
a) Sửa đổi khoản 2 Điều 34 như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.”;
Từ căn cứ trên, suy ra, hành vi đua xe trái phép của người điều khiển phương tiện xe gắn máy khi tham gia giao thông thấp nhất là 10 triệu và tối đa là 15 triệu.
Ngoài việc bị xử phạt tiền thì người tham gia giao thông còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng và bị tịch thu phương tiện xe gắn máy.
Cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm đua xe trái phép là cảnh sát giao thông được giao nhiệm vụ theo quy định tại khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi quản lý hành chính của mình theo quy định tại khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Vì vậy, khi phát hiện có hành vi vi phạm, bạn có thể nhanh chóng ghi hình/quay phim lại và thông báo tới chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện/ cảnh sát giao thông có thẩm quyền.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Bốc đầu xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Quy trình khám nghĩa vụ quân sự đối với công dân nữ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp này được hiểu là vượt quá tốc độ quy định 33 km/h. Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
…
Khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng có quy định:
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
…
Như vậy, trường hợp này, mức phạt có thể phạt đến 5 triệu đồng tuy nhiên, phải có tính tiết tăng nặng. Trường hợp không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì mức phạt cụ thể là 4,5 triệu đồng.
Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định xử phạt người điều khiển xe máy như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.
Theo đó, nếu bạn điều khiển xe máy tham gia giao thông mà không có bộ phận giảm thanh, hoặc bộ phận giảm thanh bảo đảm quy chuẩn môi trường về tiếng ồn thì có thể bị xử phạt. Mức phạt tiền là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Theo Khoản 6 Điều 11 Nghị định này có quy định như sau:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
Như vậy, theo quy định như trên kể cả người điều khiển xe gắn máy hay người ngồi sau xe dắt theo súc vật, cụ thể trong trường hợp của bạn là chó khi tham gia giao thông đều bị xử phạt. Mức phạt là phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Ngoài ra nếu bạn điều khiển xe dắt theo chó mà gây tai nạn còn có thể bị tước bằng lái từ 2 đến 4 tháng.