Trong thời điểm hiện nay, khi Vệt Nam đang là tâm điểm nóng của dịch bệnh Covid 19. Vì vậy, vấn đề tạo miễn dịch cộng đồng bằng cách tiêm vắc xin luôn được nhiều người qua tâm. Đến ngày 15/9 vừa qua cơ bản trên địa bàn Hà Nội đã đa phần hoàn thành mũi tiêm 01 cho những người đủ điều kiện tiêm. Và bên cạnh đó, những có nhiều đối tượng đã được tiêm mũi vắc xin thứ 2. Vấn đề đặt ra rằng Bộ Y tế hướng dẫn với người đã tiêm 2 mũi vắc xin như thế nào? Hãy cũng Luật sư X tìm hiểu nha!
Xin chào Luật sư X,
Biết rằng, dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp đặc biệt tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Nam nước ta. Theo đó, vấn đề tiêm vắc xin đã và đang được Đảng và chính quyền Việt Nam quan tâm hơn bao giờ hết; với phương tâm tạo miễn dịch cộng đồng.
Mà hiện tại tôi đã vừa hoàn thành xong mũi tiêm thứ 2; thì bây giờ tôi cần làm những gì ạ?
Xin cảm ơn Luật sư!
Cơ sở pháp lý
Nghị quyết 107/NQ-CP ngày 11/9/2021
Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
Nội dung tư vấn
Vaccine là gì? Bộ Y tế hướng dẫn với người đã tiêm 2 mũi vắc xin như thế nào?
Vaccine là một chế phẩm sinh học cung cấp khả năng miễn dịch thu được chủ động đối với một bệnh truyền nhiễm cụ thể. Vắc xin thường chứa tác nhân giống vi sinh vật gây bệnh; và thường được tạo ra từ các dạng vi sinh vật, độc tố; hoặc một trong các protein bề mặt của nó, mà đã bị làm suy yếu hoặc bị giết chết. Tác nhân này kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể; sau khi coi tác nhân là một mối đe dọa, sẽ tiêu diệt nó; và sẽ tiếp tục nhận ra và tiêu diệt bất kỳ vi sinh vật nào có liên quan đến tác nhân đó mà nó có thể gặp trong tương lai.
Ngoài ra, theo Điều 89 (Luật Dược) cũng quy định rằng:
“Thuốc phải thử lâm sàng, thuốc miễn thử lâm sàng; hoặc miễn một số giai đoạn thử lâm sàng khi đăng ký lưu hành thuốc” thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, việc cấp phép lưu hành, sử dụng vaccine phải được Chính Phủ thông qua trước khi được cho phép lưu hành.
Nguyên tắc sử dụng vaccine theo quy định pháp luật
Theo điều 27 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, quy định về nguyên tắc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế như sau:
– Vaccine, sinh phẩm y tế được sử dụng phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Luật Dược.
– Vaccine, sinh phẩm y tế được sử dụng theo hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc.
– Vaccine, sinh phẩm y tế phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng, thời gian, chủng loại và quy trình kỹ thuật sử dụng.
– Vaccine, sinh phẩm y tế phải được sử dụng tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện.
Đối tượng nào được ưu tiên tiêm vắc xin miễn phí
Các đối tượng sau đây sẽ được ưu tiên và miễn phí tiêm vắc xin. Việc lựa chọn các đối tượng này sẽ tùy thuộc vào tính chất công việc, mức độ cần thiết của việc tiêm vắc xin phòng ngừa. Hãy xem các đối tượng được ưu tiên và miễn phí tiêm có bạn không nhé:
a) Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm:
- Người làm việc trong các cơ sở y tế;
- Người tham gia phòng chống dịch
- Quân đội; Công an.
b) Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
c) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…;
d) Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
e) Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi;
g) Người sinh sống tại các vùng có dịch;
đ) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;
h) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
i) Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.
Vậy Bộ Y tế hướng dẫn với người đã tiêm 2 mũi vắc xin như thế nào?
Bộ Y tế hướng dẫn với người đã tiêm 2 mũi vắc xin như thế nào?
Đây là một trong những nhiệm vụ mới mà Bộ Y tế được Chính phủ giao tại Nghị quyết 107/NQ-CP ngày 11/9/2021 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021.
Cụ thể, để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh nhanh và hiệu quả, Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khẩn trương rà soát, ban hành các hướng dẫn chuyên môn trong xét nghiệm, cách ly, điều trị với mục tiêu, yêu cầu, tiến độ rõ ràng; có hướng dẫn cụ thể đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin.
- Hỗ trợ các địa phương xây dựng phương án phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát; thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong dịch Covid-19.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan, địa phương khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các chính sách tiếp tục quan tâm hơn nữa về đời sống vật chất, tinh thần, bảo đảm đầy đủ trang thiết bị bảo hộ, vật dụng cần thiết khác cho các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở, nhất là đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Công Thương, Tài chính… xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn với diễn biến của dịch bệnh, trình Chính phủ trong tháng 9/2021.
- Tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo hướng dẫn cụ thể các địa phương thực hiện nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch theo các kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Các trường hợp bị trì hoãn tiêm vắc xin
Căn cứ điều 3 của Quyết định 3802/2021/QĐ-BYT có quy định như sau về các trường hợp bị trì hoãn tiêm vắc xin:
3. Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng
– Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
– Đang mắc bệnh cấp tính.
– Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Như vậy, người nào đang thuộc 1 trong 3 trường hợp nêu trên thì sẽ bị trì hoãn tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19.
Mời bạn xem thêm: Phụ nữ đang mang thai cũng được tiêm vaccine Covid-19?
Người bị trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 làm sao để được tiêm?
Trường hợp 1: Đang mắc bệnh cấp tính
Đối với những lý do trì hoãn ngắn ngày (đang dùng thuốc, đang mắc bệnh cấp tính…); đội tiêm cần đưa ra những hướng dẫn cho người dân có thể trở lại điểm tiêm sau một khoảng thời gian nhất định; để đánh giá nếu tình trạng sức khỏe ổn định; hoặc không còn lý do trì hoãn thì thực hiện tiêm vắc xin.
Ngoài ra, trường hợp người có bất thường về mạch, huyết áp; tùy theo năng lực và phạm vi chuyên môn của bác sĩ khám sàng lọc; điều kiện thực tế của điểm tiêm; có thể xử trí theo phác đồ điều trị; nếu ổn định được các chỉ số trong giới hạn cho phép thì thực hiện tiêm vắc xin.
Trường hợp 2: Đối với người có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; hoặc phục nữ mang thai dưới 13 tuần
Đối với trường hợp người có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; hoặc phục nữ mang thai dưới 13 tuần; người bị trì hoãn cần đợi đến khi hết thời hạn nhạy cảm thể chất thì mới cân nhắc đến việc đi tiêm lại. Đội tiêm cũng cần đưa hướng dẫn cụ thể, cũng như hẹn thời gian thích hợp đi tiêm lại cho người dân.
Ngoài ra, trước khi tiêm chủng cần giải thích nguy cơ và lợi ích cho người đi tiêm; đặc biệt là chỉ nên cân nhắc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, chống chỉ định với vắc xin Sputnik V cho phu nữ đang mang thai và cho con bú.
Trường hợp 3: Trường hợp bắt buộc chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện
Đối với trường hợp đội tiêm đánh giá bắt buộc chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện; thì đội tiêm thực hiện chuyển tuyến cho người cần tiêm đến bệnh viện phù hợp; thuận tiện cho việc đi lại của người dân.
Bác sĩ quyết định chuyển tuyến người tiêm phải giải thích rõ cho người dân lý do chuyển tuyến tiêm chủng; và thông tin về bệnh viện sẽ được chuyển; cung cấp cho người dân một bản phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Cần lưu ý là phải ghi rõ tên bệnh viện chuyển đến; và lý do chuyển tiêm chủng trong phiếu gửi người tiêm; để làm căn cứ cho người dân đến tiêm tại bệnh viện.
Các bệnh viện tiếp nhận trường hợp chuyển tuyến; cần tích cực tiếp nhận người dân; và thực hiện tiêm vắc xin. Nếu ghi nhận việc chuyển tuyến không hợp lý; bệnh viện vẫn thực hiện tiêm vắc xin cho người dân; đồng thời chủ động phản hồi với trung tâm y tế nơi có người được chuyển; để rút kinh nghiệm với đội tiêm.
Người tiêm vắc xin Covid-19 phải gọi cấp cứu khi có những dấu hiệu gì?
Theo đó, người được tiêm chủng tự theo dõi 28 ngày sau tiêm chủng. Đặc biệt trong vòng 07 ngày đầu. Khi thấy một trong các dấu hiệu sau phải liên hệ với đội cấp cứu lưu động; hoặc đến thẳng bệnh viện:
– Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;
– Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;
– Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;
– Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;
– Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;
– Đường tiêu hóa có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;
– Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;
– Toàn thân:
- Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường;
- Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn;
- Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.
Những lưu ý sau khi tiêm vaccine?
Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý:
– Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu:
- Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn,…
- Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế, nếu trong vòng 02 ngày không hạ sốt thì thông báo ngay cho nhân viên y tế.
– Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng;
– Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng;
– Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng;
– Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí viêm: Tiếp tục theo dõi, nếu thấy sưng to thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau. Trên đây là những lưu ý khi người tiêm vắc xin Covid-19 phải gọi cấp cứu khi có những dấu hiệu.
Hy vọng bài viết Bộ Y tế hướng dẫn với người đã tiêm 2 mũi vắc xin như thế nào? sẽ giúp ích bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Đối tượng không được tiêm vắc xin phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn sẽ gồm những đối tượng sau:
Người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.
Người chống chỉ định theo công bố của nhà sản xuất.
Các nhóm đối tượng này được quy định rõ trong Quyết định 2995; Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của Bộ Y tế; vừa được đưa ra ngày 18/6.
Quyết định này được đưa ra nhằm cập nhật hướng dẫn trong bối cảnh sắp tới; bên cạnh AstraZeneca, Việt Nam có thể sẽ được tiếp cận với rất nhiều loại vaccine Covid-19 khác; như Pfizer, Sputnik V, Sinopharm…
Hiện tại chưa có bất kỳ quy định nào yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine Covid 19. Nhà nước mới chỉ khuyến khích người dân tiêm để bảo vệ sức khỏe của gia đình và cộng đồng. Theo đó, chưa có cơ chế nào xử phạt nếu từ chối tiêm vaccine hoặc không tiêm vaccine.
Các tiền sử dị ứng cần được khai thác khi khám sàng lọc bao gồm:
– Đã từng có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào.
– Tiền sử dị ứng nặng, bao gồm cả phản vệ.
– Tiền sử dị ứng với vắc xin và bất kỳ thành phần nào của vắc xin.