Với sự phát triển kinh doanh mạnh mẽ như hiện nay, nhiều hình thức kinh doanh, nhiều loại hình giao kết mới khiến cho các vấn đề pháp lý cũng trở nên nhiều và rắc rối hơn. Bộ phận pháp chế của công ty có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của công ty. Những người ở vị trí này có trách nhiệm đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động có trật tự và hợp pháp. Một doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu không có bộ phận pháp chế. Bạn đọc có thể tìm hiểu về bộ phận pháp chế trong bài viết dưới đây của Luật sư X.
Trong doanh nghiệp nên có bộ phận pháp chế hay không?
Bộ phận pháp chế doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hoạt động suôn sẻ và tuân thủ quy định pháp luật của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, vai trò của nhân viên pháp chế không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn bao gồm việc họ phải trở thành những nhà tư vấn hỗ trợ cho các lãnh đạo doanh nghiệp trong việc áp dụng pháp luật một cách thuận tiện và linh hoạt nhất.
Để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, nhân viên pháp chế cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật và sở hữu các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của họ. Họ sẽ đóng góp vào việc tham gia đàm phán và thương thảo các hợp đồng quan trọng với đối tác kinh doanh, thẩm định các dự thảo thoả thuận, hợp đồng hợp tác, và các dự án đầu tư để đảm bảo tính hợp pháp và tránh các sơ hở pháp lý có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Họ cũng sẽ tham gia vào việc soạn thảo và thẩm định các quy chế, quy định quản lý, và các văn bản quan trọng khác của doanh nghiệp theo sự phân công của lãnh đạo.
Ngoài ra, nhân viên pháp chế cần theo dõi và cập nhật thông tin về các văn bản pháp luật mới được ban hành và về tình hình thị trường kinh tế thông qua các phương tiện thông tin và các tổ chức pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước. Họ phải cung cấp thông tin này cho lãnh đạo doanh nghiệp để họ có thể áp dụng pháp luật một cách hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, đầu tư xây dựng cơ bản, và các hoạt động thương mại, tài chính, tín dụng, dịch vụ, đào tạo, xây dựng, và nhiều lĩnh vực khác.
Từ những nhiệm vụ và trách nhiệm này, dễ thấy rằng bộ phận pháp chế doanh nghiệp là một phần không thể thiếu trong mô hình quản lý của một doanh nghiệp. Họ không chỉ đảm bảo sự tuân thủ pháp luật mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn về pháp lý cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thông minh sẽ đầu tư vào việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ pháp chế mạnh mẽ để đảm bảo sự thành công và bền vững trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp.
Pháp chế doanh nghiệp làm những công việc gì?
Pháp chế doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc điều tiết, kiểm soát hoạt động pháp chế trong doanh nghiệp bao gồm làm các công việc sau:
- Giám sát, kiểm soát các hoạt động của những bộ phận trong Doanh nghiệp hoạt động tuân thủ các Quy định, Quy chế nội bộ của Doanh nghiệp.
- Đề xuất ý kiến về pháp lý và thẩm định dự thảo các hợp đồng do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo. Trước khi trình Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp; tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng.
- Hỗ trợ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức gửi xin ý kiến; tổng kết, đánh giá pháp luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho người lao động.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Tiến hành tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong doanh nghiệp.
- Đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài. Đưa ra ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định của tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.
- Tham gia tố tụng hoặc tham mưu với tư cách người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch công ty Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.
Bộ phận pháp chế có vai trò gì?
Nhân viên Pháp chế doanh nghiệp đóng vai trò là những nhà tư vấn trợ giúp cho các lãnh đạo doanh nghiệp trong việc áp dụng pháp luật để có thể hoạt động kinh doanh một cách thuận tiện và hiệu quả nhất.
Người thuộc bộ phận Pháp chế doanh nghiệp là những người có chức năng xây dựng các quy chế quản lý nội bộ trong Doanh nghiệp. Chức năng này, bao gồm việc trực tiếp soạn thảo xây dựng các văn bản, quy chế nội bộ.
Tham gia đóng góp ý kiến, thẩm định ở góc độ pháp lý các văn bản, trong trường hợp Chủ sở hữu công ty, Lãnh đạo công ty đã xây dựng dự thảo và giao Bộ phận pháp chế đóng góp ý kiến.
Bộ phận pháp chế doanh nghiệp sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ như: Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh; thẩm định các dự thảo thoả thuận, các hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư để đảm bảo không trái pháp luật, điều lệ hoặc có sơ hở, sai sót về mặt pháp luật có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp.
Khoá học pháp chế doanh nghiệp tại ICA
Hiện nay, hầu hết các công ty khi tuyển dụng đều yêu cầu nhân viên pháp chế doanh nghiệp phải có bằng cử nhân luật. Do đó, bằng luật là điểm khởi đầu để tiếp cận nghề này. Sau một thời gian dài làm luật sư và hơn 3-4 năm qua, được tham gia các khóa đào tạo kỹ năng pháp lý doanh nghiệp, tôi đã có cơ hội gặp gỡ nhiều luật sư, nhân viên pháp lý doanh nghiệp. Tùy vào sự lựa chọn và số phận của mỗi người mà mỗi người đều có “con đường” bước vào nghề luật của riêng mình.
Nhận thấy được tầm quan trọng của hệ đào tạo pháp chế này và đóng góp như thế nào cho một bức tranh pháp luật của Việt Nam không phải đơn giản. Chính vì vậy mà Học viện đào tạo pháp chế ICA đã lập ra khoá học pháp chế doanh nghiệp, mong muốn sẽ đem khoá học này đến với nhiều học viên, phát triển ngành nghề này nhiều hơn nữa.
Khoá học pháp chế doanh nghiệp của Học viên đào tạo pháp chế ICA được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho giúp cho ngành luật của Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhiều hơn nữa. Với mục đích đào tạo nguồn nhân lực, những chuyên viên pháp chế sau khi tham gia khoá học pháp chế doanh nghiêp này của Học viên đào tạo pháp chế ICA sẽ trở thành những nhân vật có tiếng nói, có tầm ảnh hưởng thúc đẩy, giới thiệu ngành nghề này đến với nhiều người hơn nữa.
Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA
Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:
- Liên hệ qua SĐT: 0564.646.646
- Liên hệ qua Mail: phapche.edu.vn@gmail.com
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Bộ phận pháp chế” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp mọi dịch vụ pháp lý trên toàn quốc . Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Làm pháp chế có yêu cầu ngoại ngữ không?
- Quy định pháp luật hiện hành về chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
- Công việc pháp chế doanh nghiệp như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng
Sử dụng thành thạo ngoại ngữ
Có kỹ năng quan trị nhân sự
Kỹ năng lên kế hoạch, tổ chức công việc và quy trình
Phong thái làm việc chuyên nghiệp
Có kỹ năng về tâm lý học
Kỹ năng truyền đạt, phục vụ báo cáo, thuyết trình, đàm phán
Công việc chính bao gồm:
Tư vấn và hướng dẫn tất cả các vấn đề pháp lý như đầu tư, tranh chấp, xung đột, kiện tụng,…
Chuẩn bị thư pháp lý, thỏa thuận sáp nhập, mua lại,… của doanh nghiệp.
Đảm bảo quy định nội bộ công ty, tuân thủ các quy định của luật pháp liên quan đến vấn đề an toàn lao động, kinh doanh,…
Nghiên cứu hợp đồng và các văn bản pháp lý để đảm bảo rằng không có sai sót xảy ra nhằm đảm bảo lợi ích cho công ty.
Xử lý các vụ kiện của công ty (nếu có).
Chuẩn bị báo cáo, đánh giá và trình bày hiện trạng pháp lý của công ty trước các cơ quan chức năng.
Đàm phán hợp đồng cho công ty.
Nộp đơn kiện của công ty lên Tòa án.
Điều tra các thủ tục tố tụng do bên khác hoặc công ty đệ trình để tìm cách thích hợp nhằm tiết kiệm và giảm thiểu thiệt hại cho công ty nếu các tình huống tương tự xảy ra.
Bảo vệ mọi tài sản hợp pháp của công ty.
Đảm bảo rằng tất cả các tài liệu pháp lý được bảo mật an toàn.
Thực hiện một số công việc khác liên quan đến vấn đề pháp lý trong công ty.