Chào Luật sư. Hiện tại gia đình tôi đang gặp một vấn đề. Hai ngày trước, do xích mích với vợ, anh rể của tôi đã ôm con (2 tuổi) nhảy sông. Mặc dù gia đình đã cố ngăn cản việc anh nhảy nhưng không có tác dụng. Sau khi anh nhảy xuống, chúng tôi nhanh chóng cứu vớt. Tuy nhiên chung tôi chỉ cứu được anh rể. Còn cháu nhỏ do bị ngụp trong nước quá lâu nên không qua khỏi. Vậy Luật sư cho tôi bố ôm con nhảy sông khiến con chết có phạm tội không? Nếu có thì tội phạm phải là gì và hình phạt của nó như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn Quý khách hàng đã gửi câu hỏi cho Luật sư X. Với thắc của Quý khách hàng chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Với các thông tin Quý khách hàng cung cấp. Chúng tôi sẽ đưa ra phân tích từ đỏ trả lời được câu hỏi bố ôm con nhảy sông khiến con chết có phạm tội không. Và tội người bố phạm phải là gì cũng như hình phạt đối với người phạm tội này là như thế nào
Tội giết người
Giết người là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng. Nó xâm phạm đến tính mạng của con người. Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Căn cứ tại thông tin Quý khách hàng cung cấp. Chúng tôi nhận thấy hành vi của anh rể bạn đã đủ điều kiện để cấu thành tội phạm của tội giết người, vụ thể:
Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội giết người
Về khách thể
Hành vi của anh rể bạn đã xâm phạm đến tính mạng con người. Cụ thể là tính mạng của cháu bạn. Tại Điều 19 Hiến pháp năm 2013 có quy định mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
Vì vậy việc anh rể bạn ôm cháu bé 2 tuổi nhảy xuống sông. Và khiến cho cháu bé mất mạng đã xâm phạm đến khách thể mà pháp luật bảo vệ.
Về chủ thể
Bởi trong phần thông tin bạn đưa ra không nói tới việc người anh rể bị mất năng lực hành vi dân sự hay không. Cũng như vấn đề liên quan đến năng lực trách nhiệm hình sự. Vì vậy chúng tôi sẽ mặc định người anh rể trên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự cũng như là năng lực trách nhiệm hình sự. Đồng thời có thể xác định anh rể của bạn đã trên 18 tuổi. Bởi nếu nam giới muốn kết hôn thì độ tuổi được kết hôn là từ 20 tuổi trở lên.
Về mặt khách quan
Hành vi: anh rể của bạn đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác. Theo đó hành vi tước đoạt này được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người. Hoặc chấm dứt sự sống của họ. Cụ thể trong trường hợp trên, anh rể của bạn đã có hành vi ôm cháu nhỏ 2 tuổi nhảy xuống sông. Và hành vi này đã gây nên cái chết của cháu bé.
Về hậu quả: hậu quả của tội giết người đó là gây ra hậu quả chết người. Trong trường hợp trên, anh rể của bạn đã gây ra hậu quả chết người trên thực tế. Và hậu quả này chính là kết quả của hành vi ôm cháu nhỏ nhảy xuống sông nêu ở trên.
Về mặt chủ quan
Hành vi của anh rể là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi anh rể bạn biết hậu quả chết người sẽ xảy ra nhưng vẫn thực hiện. Đồng thời mong muốn hậu quả này xảy ra. Với một đứa trẻ 2 tuổi thì việc ôm nó nhảy xuống sông phần lớn sẽ gây nên hậu quả chết người. Nhưng anh rể của bạn vẫn thực hiện hành vi đó.
Do vậy từ các yếu tố trên, anh rể của bạn đã đủ các điều kiện để cấu thành tội phạm của tội giết người. Ngoài ra người phạm tội trong trường hợp trên còn có thể phải chịu một số tình tiết tăng nặng do giết người dưới 16 tuổi mà cụ thể ở đây là cháu bé 2 tuổi. Từ đó có thể nhận thấy trường hợp bố ôm con nhảy sông khiến con chết sẽ phạm tội giết người
Hình phạt đối với người phạm tội giết người
Căn cứ tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Người phạm tội giết người có thể phải chịu hình phạt từ 01 tù năm đến tử hình.
Theo đó căn cứ theo các tình tiết bạn cung cấp. Anh rể của bạn đã phạm tội giết người đối với người dưới 16 tuổi. Mà cụ thể ở đây là đối với cháu bé 02 tuổi. Từ đó căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Anh rể của bạn có thể phải chịu hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Đồng thời,anh rể của bạn còn có thể bị cấm hành nghề. Hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Xem thêm bài viết có liên quan
Tội giết người khi nào bị kết án tử hình theo quy định của pháp luật?
Giết người do bị kích động mạnh bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Hành vi cố ý giết người bị xử lý như thế nào theo quy định?
Thông tin liên hệ Luật sư
Trên đây là các phân tích về vấn đề “Bố ôm con nhảy sông khiến con chết có phạm tội không”. Từ đó xác định được khung hình phạt có thể áp dụng đối với người phạm tội nói trên. Theo đó người phạm tội có thể chịu hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Youtube: https://www.youtube.cm/Luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Người phạm tội giết người có thể phải chịu hình phạt từ 01 tù năm đến tử hình. Tùy theo các mức độ vi phạm và hậu quả của hành vi vi phạm.
Đồng thời,người phạm tội này còn có thể bị cấm hành nghề. Hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp bố ôm con nhảy xuống sông kiến con chết có phạm tội.
Cụ thể căn cú theo Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Người bố trên sẽ phạm tội giết người.
Bởi với hành vi ôm con nhảy xuống sông và dẫn đến hậu quả con chết. Đã đủ yếu tố để cấu thành tội giết người.
Hành vi: người phạm tội đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác. Theo đó hành vi tước đoạt này được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người. Hoặc chấm dứt sự sống của họ. Và hành vi này đã gây hậu quả là dẫn đến chết người.
Về hậu quả: hậu quả của tội giết người đó là gây ra hậu quả chết người. Hậu quả này chính là kết quả của hành vi giết người nói trên.
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Có thể có trường hợp giết người nhưng không phạm tội. Đó là giết người trong trường hợp phòng vệ chính đáng.
Theo đó đối với trường hợp này người thực hiện hành vi trên sẽ không bị coi là tội phạm.