Xin chào Luật sư. Tôi tên là Hùng. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Bố mẹ trao quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên được không? Về trình tự thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Người chưa thành niên là gì?
Căn cứ Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định rằng:
Người chưa thành niên chính là những người chưa đủ mười tám tuổi trở lên. Họ là những người chưa được xem là đã đến độ tuổi trưởng thành. Còn đối với người chưa đủ tuổi vị thành niên thì Khi tham gia các giao dịch dân sự thì đây là những người từ đủ 6 tuổi đến người chưa đủ 15 tuổi khi xác lập giao dịch dân sự. Khi họ tham gia các giao dịch dân sự, hoặc đưa ra những quyết định thì phải do người đại diện, hay người giám hộ xác lập và thực hiện theo đúng những quy định pháp luật. Đối với các giao dịch dân sự thường gặp trong cuộc sống thì trừ trường hợp mà người này tự phục vụ hoặc tự nhiên hiện các thói quen, các nhu cầu sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi thì đa số khi những hoạt động, những giao dịch dân sự ngoài cuộc sống hằng ngày phải được người đại diện mà pháp luật quy định đồng ý như là cha mẹ, ông bà…của người chưa đủ tuổi vị thành niên.
Còn đối với các giao dịch mà pháp luật cho phép cho người từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi được phép thực hiện thì những người này có thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự này một cách chính xác nhất và đúng theo quy định. Trừ những giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản như đất đai, nhà ở, quyền thừa kế… mà pháp luật sẽ có yêu cầu người này bắc buộc phải đăng ký quyền sở hữu và phải có người đại diện theo pháp luật đi theo xác nhận và đồng ý. Các chủ thể chưa thành niên này, khi trực tiếp tham gia các quan hệ dân sự, các giao dịch dân sự thì phải tuân thủ những điều kiện nhất định: được sự đồng ý và cho phép của người đại diện pháp luật hoặc phải có người giám hộ hợp pháp.
Bố mẹ trao quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên được không?
Pháp luật đất đai không có quy định về việc người chưa thành niên có được phép nhận quyền sử dụng đất hay không, trong quy định về điều kiện chuyển nhượng cũng không có quy định cụ thể. Do đó cần phải đối chiếu với các quy định của luật chung là Bộ luật dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự của người chưa thành niên.
Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015:
“1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”
Như vậy, tất cả các trường hợp người chưa đủ 18 tuổi đều không thể tự mình giao dịch bất động sản được. Đối với trường hợp của bạn thì còn cần phải có người đại điện hợp pháp xác lập thực hiện giao dịch.
Về người đại diện, tại Bộ luật dân sự cũng quy định các trường hợp người đại diện theo pháp luật bao gồm: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Người giám hộ đối với người được giám hộ; Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; Những người khác theo quy định của pháp luật.
Nếu đất là thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng bạn, thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con bạn lại không thể thực hiện được khi mà bạn không thể vừa là bên chuyển nhượng lại vừa đại diện cho bên nhận chuyển nhượng được.
Còn trường hợp đất đã thuộc quyền sở hữu của vợ hoặc chồng, thì người còn lại hoàn toàn có thể đại diện cho con mình để thực hiện giao dịch chuyển nhượng. Và khi con trai bạn đã đủ 18 tuổi thì lúc đó cháu sẽ có toàn quyền của người sử dụng đất theo quy định pháp luật và được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Về trình tự thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất
Theo quy định tại điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:
“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã”.
Như vậy, để thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất, trước tiên bạn và người đại diện của con phải đến cơ quan công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để công chứng/chứng thực hợp đồng tặng cho này. Sau khi có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng/chứng thực thì bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên bạn tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất, hồ sơ bao gồm:
– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bố mẹ trao quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên được không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, Làm cấp hộ chiếu tại Việt Nam, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Quy định pháp luật về hợp đồng mượn quyền sử dụng đất
- Tặng cho đất có được xem là chuyển quyền sử dụng đất không?
- Khi nào thì cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất?
Các câu hỏi thường gặp
Bố, mẹ (người có quyền sử dụng đất) được thực hiện quyền tặng cho bằng quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện theo khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 như sau:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Điều 191 Luật đất đai 2013 quy định các trường hợp không nhận tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm:
a) Cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép tặng cho quyền sử dụng đất.
b) Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
c) Cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Như vậy, nếu con là người nhận tặng cho không thuộc một trong ba trường hợp trên thì có thể nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ.
Tặng cho quyền sử dụng đất phải được thực hiện bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, hồ sơ công chứng gồm các giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Dự thảo hợp đồng tặng cho (nếu có);
– Bản sao giấy tờ tùy thân:
+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các bên.
+ Sổ hộ khẩu.
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng tặng cho:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; quyết định ly hôn; văn bản cam kết về tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký kết hôn.
+ Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng: Di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, hợp đồng tặng cho, văn bản cam kết về tài sản, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung.
– Văn bản cam kết của các bên tặng cho về đối tượng tặng cho là có thật.