Ông (bà) nội tặng đất cho con cháu là một trong nhưng trường hợp tặng cho đất đai phổ biến nhất. Vậy trong trường hợp được cho riêng như vậy; bố mẹ – người thân nhất của đứa trẻ có được quyền bán mảnh đất đấy đi không? Dưới đây sẽ là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
Người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên
Theo quy định tại khoản 1 điều 136 Bộ luật Dân sự 2015; thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.
Khoản 1 điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định như sau:
Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; được quy định tại Điều 77, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Ngoài ra; tại Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc đại diện cho con:
Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.
Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự.
Do vậy; đối với con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực dân sự; thì cha mẹ sẽ là người giám hộ hoặc đại diện theo pháp luật cho con.
Bố mẹ có quyền bán mảnh đất con được ông nội tặng?
Nếu trong thời điểm bố mẹ chuyển nhượng mảnh đất đứng tên con khi con 15 tuổi; việc định đoạt quyền sử dụng đất và nhà này sẽ do cả bố và mẹ là người đại diện theo pháp luật của con; đồng thời thực hiện nhưng phải vì lợi ích của con và phải xem xét tới nguyện vọng của con.
+ Nếu bố mẹ chuyển nhượng quyền sử dụng nhà và đất này vì lợi ích của con; thì việc chuyển nhượng này là hợp pháp.
+ Nếu bố mẹ chuyển nhượng tài sản của con mà không đáp ứng được điều kiện nêu trên; thì con có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng nhà và đất nói trên vô hiệu. Tuy nhiên; con phải có các chứng cứ chứng minh việc chuyển nhượng đất đó không vì lợi ích của mình.
Tóm tại; Cha mẹ luôn là người sẽ luôn sẵn sàng đem lại những điều tốt đẹp nhất cho con cái của họ. Tuy nhiên; có rất nhiều trường hợp cha mẹ vì hám lợi mà bất chấp mọi thủ đoạn để lấy tài sản của con phục vụ cho lợi ích của chính mình. Đối với việc này; tùy vào cách hành xử mà con cái sẽ có cách giải quyết khác nhau. Hoặc là chấp nhận, im lặng; hoặc là tìm chứng cứ chứng minh và đâm đơn khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên; với độ tuổi dưới 15 tuổi thì việc làm này khá khó khăn. Chính vì vậy; nếu không thể tự mình làm được; hãy nhờ người thân khác hoặc những người có trình độ chuyên môn về pháp luật giúp đỡ.
Câu hỏi thường gặp
Người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện (xác lập) các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính… (như ký hợp đồng, tham dự phiên tòa…).
Người giám hộ là cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.
Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
Nếu trong thời điểm bố mẹ chuyển nhượng mảnh đất đứng tên con khi con 15 tuổi; việc định đoạt quyền sử dụng đất và nhà này sẽ do cả bố và mẹ là người đại diện theo pháp luật của con; đồng thời thực hiện nhưng phải vì lợi ích của con và phải xem xét tới nguyện vọng của con. Nếu vì lợi ích của cn thì hợp pháp.
Nếu bố mẹ chuyển nhượng tài sản của con mà không đáp ứng được điều kiện nêu trên; thì con có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng nhà và đất nói trên vô hiệu. Tuy nhiên; con phải có các chứng cứ chứng minh việc chuyển nhượng đất đó không vì lợi ích của mình.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về:
Bố mẹ có quyền bán mảnh đất con được ông nội tặng?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline 0833 102 102
Xem thêm: Không nhận thừa kế có phải trả nợ thay cho cha mẹ đã chết?