Sự thực cho chúng ta thấy, các vấn đề xoay quanh hôn nhân và gia đình hoặc các vấn đề về hộ tịch rất quan trọng vì nó gắn bó mật thiết đối với nhân thân mỗi người. Trong đó, Luật hôn nhân và gia đình sẽ điều chỉnh các vấn đề về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình thì Luật hộ tịch lại điều chỉnh các vấn đề về căn cứ xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. Vậy việc bố mẹ chưa đủ tuổi kết hôn có khai sinh cho con được không là vấn đề nhiều bạn quan tâm. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nghị định số 123/2015/Đ-CP về quản lí hộ tịch
Điều kiện kết hôn là gì?
Theo khoản 5 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Như vậy, khi nữ dưới 18 tuổi và nam dưới 20 tuổi thì không được kết hôn; nam và nữ chỉ sống chung với nhau mà không được pháp luật bảo vệ cho mối quan hệ này. Phải đáp ứng đủ các điều kiện trên thì mới được đăng ký kết hôn.
Bố mẹ chưa đủ tuổi kết hôn có khai sinh cho con được không?
Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch 2014 quy định:
“Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tạiKhoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ.”
Theo đó, việc đăng ký khai sinh cho con không bắt buộc bố mẹ phải có đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, việc thể hiện thông tin của người cha/mẹ trên giấy khai sinh của con thì trước hết cần phải có thủ tục nhận cha, mẹ cho con. Thủ tục nhận cha con được quy định tại Điều 19 Luật Hộ tịch 2014, cụ thể tại Khoản 2:
“2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này (một trong các giấy tờ: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con hoặc quan hệ mẹ – con;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.”
Về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ con được quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn Luật hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
“Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.”
Như vậy, việc đăng ký khai sinh trong trường hợp này có thể kết hợp với thủ tục nhận cha, mẹ con.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn trình bày văn bản theo thông tư 01
- Hướng dẫn cách viết bài thu hoạch sau khi đi thực tế mới nhất năm 2022
- Mẫu tờ khai căn cước công dân gắn chip mới nhất
- Lãi suất tái cấp vốn là gì
- Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bhxh 2020 mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bố mẹ chưa đủ tuổi kết hôn có khai sinh cho con được không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm dừng công ty; giải thể công ty, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; giấy ủy quyền xác nhận độc thân, giấy phép bay flycam hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Con dưới 36 tháng tuổi (dưới 3 tuổi): Sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi.
– Con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: Căn cứ vào quyền lợi mọi mặt giành cho con như: điều kiện kinh tế của bố hoặc mẹ, tình cảm giành cho con…
– Con từ đủ 7 tuổi trở lên: Trường hợp này phải xem xét nguyện vọng của con. Tức là từ độ tuổi này, trẻ có thể lựa chọn sống với cha hoặc mẹ.
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014:
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.