Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 với nhiều quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và việc sử dụng tàu biển;… được ban hành ngày 25/11/2015. Luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2017.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 95/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng | |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 | |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung đáng chú ý của Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 gồm 20 Chương, 341 Điều (thay vì Bộ luật Hàng hải 2005 chỉ có 18 Chương, 261 Điều). Bộ luật có những điểm đáng chú ý sau:
- Quy định việc đặt tên tàu biển Việt Nam tại Điều 21 Bộ luật hàng hải 2015
Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
+ Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên
+ Thời giờ làm việc được bố trí theo ca trong 24 giờ liên tục, kể cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết.
+ Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:
Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;
Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất là 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp nhiều nhất là 14 giờ.
- Thời hạn làm thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển
Chậm nhất là 02 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc dự kiến rời cảng, người có trách nhiệm phải làm thủ tục cho tàu thuyền đến hoặc rời cảng biển.
Chậm nhất là 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ thì Cảng vụ hàng hải phải quyết định việc cho tàu thuyền đến, rời cảng biển.
Tàu thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng biển của Việt Nam sau đó đến cảng biển khác được miễn làm thủ tục nhập cảnh.
- Quy định về miễn trách nhiệm của người vận chuyển
+ Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 150 BLHH 2015. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.
+ Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 151 Bộ luật hàng hải VN 2015.
Xem và tải ngay Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ
Hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
+ Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;
+ Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
+ Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
Tàu biển Việt Nam phải xóa đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam trong trường hợp sau đây:
+ Bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm mà không thể trục vớt được;
+ Mất tích;
+ Không còn đủ điều kiện để được mang cờ quốc tịch Việt Nam;
+ Không còn tính năng tàu biển;
+ Theo đề nghị của chủ tàu hoặc người đứng tên đăng ký tàu biển.
Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
+ Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
+ Tên gọi riêng của tàu biển;
+ Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
+ Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
+ Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
+ Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.