Mới đây tại đường Lê Quang Đạo (khu vực trước cổng sân vận động Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) một chiếc xe ô tô Ferrari màu đỏ xảy ra va chạm với xe máy mang biển số 29T-337.XX (chưa rõ người điều khiển). Cả hai xe đều đi cùng chiều, vụ va chạm mạnh khiến người đi xe máy tử vong. Theo cơ quan chức năng cung cấp, chiếc siêu xe Ferrari trong vụ tai nạn treo biển nền trắng, có chữ cái màu đỏ. Được biết biển số này là xe cấp cho cơ quan đại diện ngoại giao. Vậy trường hợp xe ngoại giao gây tai nạn như thế này phải xử lý như thế nào? Luật sư X sẽ đề cập đến cách xử lý trường hợp này ở bài viết “Biển số xe ngoại giao gây tai nạn có bị xử phạt không?” sau.
Biển số ngoại giao là gì ?
Biển số xe NG là xe ngoại giao. Biển số xe NG sẽ được cấp cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao.
Trường hợp biển số xe NG được cấp cho xe của Đại sứ và Tổng Lãnh sự thì sẽ có thêm gạch màu đỏ đề lên giữa các chữ số chỉ quốc tịch và thứ tự đăng ký.
Theo thông tư số 15/2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe, biển số nền màu trắng, số màu đen, serie ký hiệu “NG” màu đỏ là biển số ngoại giao được cấp cho xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của cơ quan đó.
Biển số xe ngoại giao gây tai nạn có bị xử phạt không?
Theo Mục III Thông tư liên tịch 01-TTLN năm 1988 có quy định:
” Việc xử lý đối với các trường hợp phạm pháp”
1. Mọi trường hợp vi phạm luật lệ giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng mà người gây thiệt hại lại được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính, nếu họ từ chối việc bồi thường thiệt hại ngay từ đầu thì tuỳ mức độ và tính chất của việc vi phạm mà Bộ nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất cách giải quyết, sau đó chuyển hồ sơ cùng các yêu cầu cần thiết đến Bộ Ngoại giao để giải quyết qua đường ngoại giao, hoặc hướng dẫn địa phương giải quyết.
2. Trong trường hợp người gây tai nạn lại được hưởng quyền miễn trừ xét xử ở mức độ hạn chế, hoặc là người được hưởng ưu đãi theo thoả thuận giữa Nhà nước ta với Nhà nước họ thì tùy tính chất và mức độ thiệt hại mà giải quyết như sau:
a. Nếu mức độ thiệt hại về người và của không lớn thì Công an cấp tỉnh thành sẽ hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại giữa hai bên và lập biên bản về việc bồi thường đó đồng thời phải kịp thời thông báo cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trường hợp hai bên đương sự bất đồng về mức độ bồi thường thiệt hại thì Công an cấp tỉnh, thành chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp nghiên cứu xử lý theo trình tự tố tụng dân sự. Viện kiểm sát nhân dân khởi tố vụ án dân sự chuyển hồ sơ với những tài liệu chứng cứ cần thiết đến Toà án nhân dân cùng cấp để xét xử về dân sự.
b. Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành sẽ mở phiên toà xét xử về dân sự đối với những vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại nghiêm trọng và do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp khởi tố chuyển đến sau khi đã nghiên cứu kết luận chính thức bằng văn bản. Còn trách nhiệm hình sự của họ (nếu có) sẽ được Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét riêng.
c. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành truy cứu trách nhiệm hình sự những trường hợp nghiêm trọng mà người phạm pháp không được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự.
d. Việc truy tố, xét xử về hình sự và dân sự ở Việt Nam phải tuân theo những nguyên tắc thủ tục tố tụng hình sự và dân sự Việt Nam. Trong quá trình truy tố xét xử, Viện kiểm sát, Toà án phải bảo đảm quyền tố tụng của các bên theo pháp luật Việt Nam.
Viện kiểm sát nhân dân phải tham gia các phiên toà xét xử những vụ án nói trên để thực hiện việc kiểm sát xét xử theo luận định.
Toà án khi đã hoàn thành xét xử vụ án phải giao ngay bản sao án văn cho đương sự để họ có thể sử dụng quyền kháng cáo theo pháp luật. Trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị án, bị đơn người nước ngoài đã về nước thì Toà án nhân dân địa phương phải gửi bản sao án văn cùng những tài liệu cần thiết về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (đối với các bản án hình sự và án hình sự có phụ xử dân sự) hoặc về Bộ Tư pháp (đối với các bản án dân sự) để trực tiếp liên hệ hoặc qua Bộ Ngoại giao liên hệ với nước ngoài.
e. Đối với các trường hợp xét thấy không cần thiết xét xử về hình sự ở Việt Nam, các trường hợp xét xử sẽ gặp khó khăn do người ngoài được hưởng quyền miễn trừ xét xử ở Việt Nam hoặc để về nước, thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp, thông qua Bộ Ngoại giao nước ta để chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền của nước họ để yêu cầu xử lý.
Nếu người vi phạm nói trên lại là công dân của nước ký kết hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý với nước ta thì cơ quan kiểm sát, tư pháp Việt Nam có thể yêu cầu các cơ quan kiểm tra, tư pháp nước ký kết hữu quan tiếp tục xử lý theo hiệp định.
g. Việc lập hồ sơ uỷ thác tư pháp quốc tế, thủ tục yêu cầu xử lý phải đúng theo hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý đã ký kết, nếu nước đó không có các hiệp định đã ký kết thì sẽ được lập theo đúng thủ tục tố tụng Việt Nam, có cân nhắc đến thực tiễn tư pháp quốc tế.”
Theo đó, nếu như người điều khiển xe ngoại giao gây tai nạn giao thông thuộc trường hợp được hưởng quyền miễn trừ xét xử thì sẽ gửi hồ sơ đến Bộ Ngoại giao để có thể xử lý theo con đường ngoại giao.
Xe Farrari biển ngoại giao gây tai nạn có bị xử phạt không?
Thông tư số 15/2014/TT-BCA của Bộ Công an quy định về đăng ký xe, biển số nền trắng, số màu đen, seri ký hiệu “NG” màu đỏ cấp cho xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của cơ quan đó.
Riêng biển số xe của Đại sứ (người đứng đầu cơ quan ngoại giao ở một nước) và Tổng Lãnh sự (người đứng đầu cơ quan ngoại giao ở một khu vực) có thứ tự đăng ký là số 01 và thêm gạch màu đỏ đè ngang lên giữa các chữ số chỉ quốc tịch và thứ tự đăng ký.
Các xe mang biển số “NG” được hưởng quyền miễn trừ, chiếu theo Công ước Vienna 1961 mà Việt Nam tham gia; Thông tư liên tịch 01-TTLN ngày 8/9/1988 hướng dẫn việc điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện nước ngoài gây ra và Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam.
Theo Công ước Vienna 1961, thì người được quyền miễn trừ cũng như tài sản, phương tiện của họ ở nước ngoài không phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế từ phía các tòa án, cơ quan tài chính, cơ quan an ninh nước sở tại, cũng không bị khiếu kiện, bắt giữ, khám xét, thẩm vấn, cấm vận và tịch biên tài sản.Còn theo Thông tư 01-TTLN, những người có thân phận ngoại giao (có hộ chiếu ngoại giao), được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, miễn trừ xét xử hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, những người này phải tôn trọng luật lệ của Việt Nam, phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.
Luật pháp hiện hành đã có những quy định cụ thể về quyền miễn trừ của những người có thân phận ngoại giao. Nhưng trong trường hợp cụ thể này, tài xế được cho là Hoàng Bằng V. là người Việt Nam gây tai nạn chết người khi lái xe biển ngoại giao.
Đối với các phương tiện giao thông mang biển ngoại giao nhưng do công dân nước sở tại điều khiển, không phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì vụ việc được giải quyết theo thủ tục thông thường. Nghĩa là người gây tai nạn mà có lỗi thì phải chịu trách nhiệm pháp lý. Cơ quan ngoại giao quản lý phương tiện là bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông đó.
Trong trường hợp biển số xe là biển thật, của cơ quan ngoại giao, nhưng người điều khiển phương tiện lại là công dân Việt Nam, không thực hiện nhiệm vụ ngoại giao thì hoàn toàn không được miễn trừ.
Người gây tai nạn nếu có lỗi thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, kể cả bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
Việc có tạm giữ phương tiện hay không thì cơ quan chức năng sẽ làm rõ pháp lý của chiếc xe này, làm rõ chủ xe. Tuy nhiên, trước tiên có thể tạm giữ để xác định thiệt hại, thu giữ dấu vết trên chiếc xe làm căn cứ giải quyết vụ việc
Trường hợp xác định chiếc xe của cơ quan ngoại giao hợp pháp thì có thể sẽ trả lại chiếc xe này cho chủ sở hữu. Còn người gây tai nạn có lỗi thì phải chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
Video Luật sư X giả đáp câu hỏi “Biển số xe ngoại giao gây tai nạn có bị xử phạt không?”
Mời bạn xem thêm:
- Mua bán biển số xe có đúng với quy định pháp luật không?
- Biển số xe xấu có đổi được hay không?
- Có được đổi biển số xe máy từ 4 chữ số thành 5 chữ số không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Biển số xe ngoại giao gây tai nạn có bị xử phạt không?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty, tuyên bố phá sản,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các xe mang biển số NG được hưởng quyền miễn trừ, chiếu theo những quy định về miễn trừ ngoại giao theo Công ước Viên 1961 mà Việt Nam tham gia và quy tắc ứng xử cụ thể trong thông tư liên bộ 01/1988 về xử lý vi phạm giao thông đường bộ do người nước ngoài gây ra.
Theo thông tư này, những người có thân phận ngoại giao (có hộ chiếu ngoại giao), được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, miễn trừ xét xử hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, họ phải tôn trọng luật lệ của Việt Nam, phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.
Còn xe biển số ngoại giao của các cá nhân mang thân phận ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ không bị khám xét, trưng dụng, bắt giữ. Không bị áp dụng các biện pháp xử lý khi vi phạm luật lệ giao thông.
Bên cạnh đó Công ước Viên quy định, trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, đồ đạc và tài sản khác ở trong đó cũng như các phương tiện đi lại của cơ quan đại diện không thể bị lục soát, trưng dụng, tịch thu hoặc đem xử lý.
Theo Thông tư liên tịch 01-TTLN ngày 8/9/1988 hướng dẫn việc điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện nước ngoài gây ra và Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam kí ngày 23/8/1993, các phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức quốc tế, của cá nhân những người có thân phận ngoại giao (xe mang biển số NG) được hưởng quyền miễn trừ không bị khám xét, trưng dụng, bắt giữ, không bị áp dụng các biện pháp xử lý.
Cũng theo Thông tư liên tịch 01 nói trên, những người có thân phận ngoại giao (có hộ chiếu ngoại giao) được miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do họ gây ra. Tuy nhiên, họ phải tôn trọng luật giao thông đường bộ của Việt Nam, phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.