Chào luật sư! Khi vi phạm pháp luật thì người đó có thể bị xử pahjt hành chính hoặc xử lý hình sự; đặc biệt là bị áp dụng các hình phạt trong hình sự; tuy nhiên có những trường hợp không áp dụng hình phạt mà áp dụng các biện pháp phi hình phạt hay còn gọi là biện pháp tư pháp theo quy định pháp luật. Vậy các biện pháp tư pháp là gì? Các biện pháp tư pháp cụ thể? Xin cảm ơn sự tư vấn của luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Biện pháp tư pháp theo quy định pháp luật? như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Nội dung tư vấn
Cùng với hình phạt; các biện pháp tư pháp thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước. Vậy biện pháp tư pháp (BPTP) được hiểu như thế nào?
Biện pháp tư pháp là gì
Pháp luật tuy chưa có định nghĩa cụ thể; nhưng ta có thể hiểu “Biện pháp tư pháp là biện pháp có tính chất cưỡng chế; ít nghiêm khắc hơn hình phạt do Bộ luật hình sự quy định; được áp dụng đối với người phạm tội hoặc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Biện pháp tư pháp có tác dụng thay thế hoặc hỗ trợ hình phạt; hoặc là biện pháp có tính chất phòng ngừa; ngăn ngừa hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể tiếp tục xảy ra”.
Ví dụ: Người mất năng lực hành vi dân sự như mắc bệnh tâm thần; dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi; dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội là cướp giật tài sản; thì sẽ áp dụng các BPTP như buộc chữa bệnh; tuy không phải hình phạt nhưng đóng vai trò loại bỏ khả năng dẫn đến hành vi nguy hiểm cho xã hội; ngoài ra còn thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật.
Đặc điểm của BPTP:
- Thứ nhất; BPTP là biện pháp cưỡng chế về hình sự ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt; mà hậu quả pháp lý của việc áp dụng nó là người phạm tội không bị coi là có án tích; nếu như BPTP được áp dụng độc lập đối với người đó mà không kèm hình phạt.
- Thứ hai; BPTP cũng chỉ có thể xuất hiện khi có sự việc phạm tội. Chỉ khi có tội phạm cùng đầy đủ các dấu hiệu của nó; thì mới có thể xác định được trách nhiệm hình sự và mới có thể có BPTP hình sự với tư cách là biện pháp ít nghiêm khắc hơn hình phạt.
- Thứ ba; các BPTP thay thể hình phạt; thì chỉ có thể do Tòa án áp dụng với người bị kết án nói riêng.
Các biện pháp tư pháp
BPTP đối với người phạm tội bao gồm: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi và bắt buộc chữa bệnh.
Biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền
Căn cứ Điều 47 Bộ luật hình sự; Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là thu vật, tiền để sung vào ngân sách nhà nước hoặc để tiêu hủy.
Đối tượng bị thu gồm: công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; vật, tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác các thứ này mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội; vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, lưu hành như các chất ma tuý, hàng giả, văn hoá phẩm đồi trụy…
Vật, tiền bị chiếm đoạt hoặc bị sử dụng trái phép không bị tịch thu; mà được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lí hợp pháp.
Vật; tiền là tài sản của người khác chỉ có thể bị tịch thu nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc phạm tội. Thông thường ttong thực tiễn; lỗi của họ xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm trong quản lí; trông coi, sử dụng và bảo vệ tài sản.
Tịch thu vật; tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm không những loại bỏ điều kiện vật chất của tội phạm; mà còn góp phần cải tạo, giáo dục người phạm tội; ngăn ngừa tội phạm, ổn định và đảm bảo trật tự xã hội.
Biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại
Căn cứ Điều 48 Bộ luật hình sự; Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại là biện pháp tư pháp buộc người phạm tội phải trả lại tài sản hoặc tiến hành hoạt động khắc phục những thiệt hại vật chất gây ra cho người bị hại.
Nhằm khôi phục lại tình trạng sở hữu như trước khi tội phạm xảy ra; Bộ luật hình sự quy định người phạm tội phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lí hợp pháp. Trong trường hợp người phạm tội đã làm cho tài sản này bị hư hỏng thì phải sửa chữa. Nếu tài sản không hoàn trả lại được vì những lí do nhất định như đã mất; thất lạc hay không còn nữa thì người phạm tội phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người quản lí hợp pháp.
Biện pháp tư pháp buộc công khai xin lỗi
Căn cứ Điều 48 Bộ luật hình sự; Buộc công khai xin lỗi là biện pháp tư pháp buộc người phạm tội chính thức; công khai nhận lỗi của mình về hành vi phạm tội và xin loi người bị hại.
Trong trường hợp gây thiệt hại về tinh thần như gây thiệt hại đến danh dự; nhân phẩm… ; toà án buộc người phạm tội phải công khai xin lỗi người bị hại và phải bồi thường về vật chất những thiệt hại về tinh thần đã gây ra cho họ.
Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh
Căn cứ Điều 49 Bộ luật sự; Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp; buộc người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chữa bệnh tâm thần hoặc bệnh khác tại cơ sở điều trị chuyên khoa.
Bắt buộc chữa bệnh có mục đích phòng ngừa người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác gây rối loạn hoạt động tâm thần có hành vi gây thiệt hại cho xã hội. Đồng thời; biện pháp này cũng là biểu hiện cụ thể của sự nhân đạo.
Bắt buộc chữa bệnh được áp dụng đối với:
- Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội; trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự; nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người đang chấp hành hình phạt tù đã mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Có thể bạn quan tâm
- Điều kiện để áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn
- Quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt khi phạm nhiều tội
- Tội làm nhục người khác là gì? Hình phạt của tội làm nhục người khác
Như vậy; 1 lần nữa khẳng định: Biện pháp tư pháp là biện pháp có tính chất cưỡng chế; ít nghiêm khắc hơn hình phạt do Bộ luật hình sự quy định; được áp dụng đối với người phạm tội hoặc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Các BPTP bao gồm: Tịch thu vật, tiền liên quan đến tội phạm; Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi và buộc chữa bệnh.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Biện pháp tư pháp theo quy định pháp luật?. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các biện pháp tư pháp mang tính chất hỗ trợ cho hình phạt trong trường hợp cần thiết phải xử lí cơ bản; toàn diện người phạm tội về hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ; thể hiện sự công minh của pháp luật đồng thời loại bỏ những điều kiện phạm tội; đảm bảo trật tự, an toàn cho xã hội.
Các biện pháp tư pháp cũng nhằm mục đích giáo dục; cải tạo họ và ngăn ngừa khả năng gây thiệt hại đến các lợi ích trên trong tương lai. Nhận thức và áp dụng đúng các biện pháp tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước trong cuộc sống; đảm bảo cho an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối với tội phạm. Tuy nhiên, tội phạm có thể dược miễn hình phạt trong những trường hợp cụ thể. Những trường hợp cụ thể được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015.
Miễn hình phạt là không buộc người phạm tội phải chịu hình phạt. Đây là một chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam. Chế định này được áp dụng cho người phạm tội trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.