Hiện nay để giành thị trường và khách hàng nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh. Một số biện pháp phổ biến như sử dụng sản phẩm của bên khác để nâng sản phẩm của mình lên, truyền thông không tốt về sản phẩm của đối thủ….. Những biện pháp cạnh tranh như vậy làm lũng đoạn thị trường, gây nhiều hệ luỵ nghiêm trọng và làm mất đi môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo động lực cho các doanh nghiệp cùng phát triển. Vậy để giải quyết tình trạng này các doanh nghiệp cần phải làm gì? Biện pháp khắc phục cạnh tranh không lành mạnh như thế nào. Để làm rõ vấn đề này mời các bạn đón đọc bài viết “Biện pháp khắc phục cạnh tranh không lành mạnh” dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Quy định về cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh là một khái niệm gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Theo Từ điển Kinh doanh của Anh năm 1992, “cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Từ điển Tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cũng có cách giải thích cạnh tranh tương tự, “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được định nghĩa tại khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2018 như sau:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Định nghĩa này có một số điểm khác biệt so với định nghĩa tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004, theo đó:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gãy thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Sự sửa đổi này cho thấy nhà làm luật đã có sự điều chỉnh về định hướng áp dụng pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ nhất, yếu tố đánh giá về tính lành mạnh của hành vi cạnh tranh đã được đổi từ “các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh’’’ theo Luật cạnh tranh năm 2004 thành “nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh. Sửa đổi này tạo căn cứ rõ ràng hơn để đánh giá hành vi cạnh tranh, do các văn bản pháp luật Việt Nam như Bộ luật dân sự hay Luật thương mại đã có quy định về nguyên tắc thiện chí, nguyên tắc trung thực hay tập quán thương mại.
Tuy nhiên, có thể thấy các tiêu chí này vẫn còn rất “mở”, mang tính chất định tính mà không định lượng, do đó có thể gây khó khăn cho việc thực thi pháp luật và đối với thực tiễn Việt Nam, vấn đề này càng phức tạp hơn, bởi một số lí do như sau:
- Do nền kinh tế thị trường tại nước ta mới hình thành, các quan hệ kinh doanh chưa đủ thời gian để trở thành tập quán và được chấp nhận rộng rãi. Tầng lớp thương nhân của Việt Nam cũng chưa đủ đông và mạnh để có thể thống nhất đặt ra những tiêu chuẩn chung,cho một ngành kinh doanh.
- Bộ luật dân sự cũng chưa đưa ra những kiến giải rõ ràng thế nào là thiện chí hay trung thực ngoài quy định tại khoản 3 Điều 3 của Bộ luật. Đồng thời, pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận án lệ một cách đầy đủ, các cơ quan tài phán của nước ta thường có vai trò hạn chế trong việc vận dụng pháp luật, nhất là trong trường hợp chỉ có những quy định mang tính nguyên tắc như nêu trên. Các cơ quan công quyền cũng không đủ hiểu biết thực tế để thay cho thương nhân đặt ra các quy tẳc, chuẩn mực , trong một ngành kinh doanh cụ thể.
Thứ hai, định nghĩa mới đặt trọng tâm vào xem xét tác động của hành vi cạnh tranh không lành mạnh tới doanh nghiệp khác, bỏ qua việc xem tác động đến người tiêu dùng hay trật tự quản lí của nhà nước như định nghĩa của Luật cạnh tranh năm 2004.
Thứ ba, Luật cạnh tranh năm 2018 cũng đã thu hẹp danh sách các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể. Theo Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm:
– Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức (i) tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; hoặc (ii) tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
– Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
– Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
– Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức (i) đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; hoặc (ii) so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Như vậy, một số hành vi trước đây bị coi là cạnh tranh không lành mạnh như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, phân biệt đối xử của hiệp hội hay bán hàng đa cấp bất chính đã không còn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh năm 2018.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường. Cạnh tranh không những là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, điều tiết hệ thống thị trường, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Cạnh tranh thúc đẩy các nhà kinh doanh phải luôn đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để tăng năng suất lao động, tìm cách thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng và vì vậy mang lại sự Ÿ tăng trưởng và cải thiện hiệu quả kinh tế.
Cạnh tranh phải được diễn ra trong môi trường pháp lí tự do và bình đẳng cho mọi chủ thể kinh doanh, nếu không có môi trường pháp lí đó, cạnh tranh có thể đưa đến những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội.
Theo quy định của pháp luật cạnh tranh hiện hành, các hành vi cạnh tranh không lãnh mạnh bị cấm bao gồm:
– Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
– Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
– Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
– Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Biện pháp khắc phục cạnh tranh không lành mạnh
Về phía Nhà nước
– Hoàn thiện quy định pháp luật về CTKLM: Cần pháp điển hóa hệ thống pháp luật về CTKLM theo hướng thống nhất các quy định giữa các văn bản và sửa đổi các quy định không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; Xây dựng ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018 theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, thực thi bằng việc bổ sung hướng dẫn một số nội dung còn thiếu; Tiếp thu các quy định của pháp luật các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, hướng đến một văn bản hướng dẫn dễ hiểu, khoa học và chính xác; Thống nhất các quy định về hành vi CTKLM trong các văn bản luật chuyên ngành, cụ thể hành vi CTKLM trong lĩnh vực sỡ hữu trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi quảng cáo nhằm CTKLM trong Luật Quảng cáo, hành vi khuyến mại trong Luật Thương mại…
– Hoàn thiện quy định các chế tài xử lý hành vi CTKLM: Cần xem xét mức xử phạt và hình thức xử phạt đối với các hành vi CTKLM. Trên thực tế, những hành vi CTKLM có thể mang lại lợi ích khổng lồ cho DN, nhiều hơn rất nhiều so với số tiền phạt họ phải gánh chịu. Dự thảo về xử lý, xử phạt về hành vi CTKLM hiện đang trong quá trình hoàn thiện nhưng cần xem xét tăng mức xử phạt để răn đe. Hiện tại, Bộ luật Hình sự năm 2015, sử đổi bổ sung năm 2017 đã quy định việc xử lý hình sự đối với một số hành vi CTKLM như tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192, tội đầu cơ (Điều 196), tội quảng cáo gian dối (Điều 197), tội lừa dối khách hàng (Điều 198). Tuy nhiên, còn nhiều hành vi CTKLM pháp luật nhiều quốc gia quy định là tội phạm nhưng Bộ Luật Hình sự của Việt Nam chưa quy định, trong đó có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, hoạt động tình báo công nghiệp…
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về CTKLM: Đối tượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về CTKLM chủ yếu nên hướng tới là cộng đồng DN. Nội dung tuyên truyền cần giúp các DN nhận diện những hành vi CTKLM và quyền khiếu nại, khởi kiện của DN bị xâm hại, các hình thức chế tài có thể áp dụng đối với DN có hành vi vi phạm. – Tăng cường công tác đào tạo cán bộ: Xử lý CTKLM là vấn đề pháp lý rất mới ở Việt Nam. Chính vì thế, trong thời gian tới, cần có biện pháp thích hợp để đào tạo cán bộ, nhất là các cán bộ hoạt động thực tiễn trong vấn đề này. Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán thích hợp để chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm cần thiết khi phải xử lý các hành vi CTKLM.
– Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật chống CTKLM: Đấu tranh với các hành vi CTKLM là nhiệm vụ khá mới mẻ đối với Việt Nam nhưng là lĩnh vực mà nhiều quốc gia trên thế giới rất có kinh nghiệm. Trong bối cảnh ấy, việc tham khảo, học tập kinh nghiệm nước ngoài trong việc xử lý các vấn đề về cạnh tranh, trong đó có CTKLM là rất cần thiết. Vì vậy, cần có các chương trình hợp tác nghiên cứu, học tập trao đổi kinh nghiệm với các nước có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh nói chung và trong việc đấu tranh chống hành vi CTKLM nói riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam và các cán bộ của cơ quan này có thêm kiến thức, năng lực và trình độ để xử lý các vấn đề mà thực tiễn Việt Nam đặt ra.
Về phía Hiệp hội nghề nghiệp
Cần thường xuyên xây dựng và ban hành quy tắc hợp tác chống CTKLM giữa các DN trong cùng lĩnh vực; Đồng thời, tuyên truyền để DN thành viên mới ra đời hay mới triển khai dịch vụ, sản phẩm về các chỉ dẫn hàng hóa. Hiệp hội cần làm tốt vai trò là một tổ chức thống nhất bảo vệ DN trước các hành vi vi phạm chỉ dẫn gây nhầm lẫn đến từ các quốc gia khác.
Về phía các doanh nghiệp
Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh nói chung, các chính sách về cạnh tranh. Trong xu thế mới, việc tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, đây cũng là một cách để xây dựng thương hiệu trên thị trường. Đẩy mạnh quan tâm, xúc tiến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về các nội dung thuộc chỉ dẫn hàng hóa. Mặt khác, tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và dài hạn như xây dựng và quảng bá thương hiệu; xây dựng những kênh phân phối mới, các sản phẩm mới; khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình.
Về phía người tiêu dùng
Người tiêu dùng cần có cái nhìn đúng đắn và chính xác về hàng hóa, sản phẩm mình sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng và loại ra danh sách tiêu dùng của mình những sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, vi phạm pháp luật, có dấu hiệu CTKLM. Nếu phát hiện những sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm của hành vi CTKLM có thể lên án và vận động người tiêu dùng khác không sử dụng, tạo sức ép cho DN vi phạm, từ đó đẩy lùi các hành vi CTKLM. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, DN cũng như sự quan tâm, đóng góp của người tiêu dùng, từ đó tạo một cơ chế vững chắc hạn chế tối đa các hành vi CTKLM trên thị trường.…
Những giải pháp này cần được tiến hành đồng bộ, xuất phát từ phía Nhà nước, DN và người tiêu dùng, có như vậy môi trường cạnh tranh trong kinh doanh mới thật sự minh bạch và lành mạnh.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hồ sơ giảm trừ gia cảnh mới năm 2023
- Tác hại của cạnh tranh không lành mạnh là gì
- Hướng dẫn cách tính giá đất theo vị trí chuẩn 2023
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật kinh tế đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Biện pháp khắc phục cạnh tranh không lành mạnh”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ sang tên sổ đỏ tại hà nội. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Người tiêu dùng cần có cái nhìn đúng đắn và chính xác về hàng hóa, sản phẩm mình sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng và loại ra danh sách tiêu dùng của mình những sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, vi phạm pháp luật, có dấu hiệu CTKLM. Nếu phát hiện những sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm của hành vi CTKLM có thể lên án và vận động người tiêu dùng khác không sử dụng, tạo sức ép cho DN vi phạm, từ đó đẩy lùi các hành vi CTKLM. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, DN cũng như sự quan tâm, đóng góp của người tiêu dùng, từ đó tạo một cơ chế vững chắc hạn chế tối đa các hành vi CTKLM trên thị trường..
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
– Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
– Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực thi hành;
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.